Introdution

Price: Free

Phone: 02753822233

Time to visit a place: 120 phút

Open Time: 7:00 AM - Close Time: 6:00 PM

Email: banbientap.svhttdl@bentre.gov.vn

Address: ap Cau Hoa (ap 4) va ap 2 xa Phong Nam, huyen Giong Trom Xã Phong Nẫm, Huyện Giồng Trôm, Tỉnh Bến Tre

Di tích Các chứng tích về cuộc thảm sát 286 người dân vô tội do thực dân pháp tiến hành  năm 1947 tọa lạc tại  ấp Cầu Hòa (ấp 4) và ấp 2 xã Phong Nẫm, huyện Giồng Trôm. Được xếp hạng là di tích Quốc gia ngày 19 tháng 1 năm 2001 theo quyết định số 04/2001/QĐ-BVHTT của Bộ Văn hóa thể thao (nay là Bộ Văn hóa thể thao và Du lịch). Nơi đây là đã diễn ra sự kiện tàn sát dã man của thực dân Pháp lần thứ 2 đối với nhân dân ta và đánh dấu quá trình xâm lược của chúng. Xã Phong Nẫm là nơi có phong trào cách mạng phát triển mạnh mẽ (căn cứ của huyện ủy Giồng Trôm, vùng căn cứ của bộ đội ông Nguyễn Viết Giai...). Bên cạnh đó, nơi đây còn là tuyến phòng thủ quan trọng trong việc kiểm soát đường thủy từ kinh Chẹt Sậy đến Vàm An Hóa, làm cắt đứt hệ thống giao thông thủy nối thị xã Bến Tre với Mỹ Tho. Trước đó, thực dân Pháp đã nhiều lần càn quét nhưng lực lượng cách mạng dưới sự đùm bọc, che ... View more

Map

Introdution

×

Di tích Các chứng tích về cuộc thảm sát 286 người dân vô tội do thực dân pháp tiến hành  năm 1947 tọa lạc tại  ấp Cầu Hòa (ấp 4) và ấp 2 xã Phong Nẫm, huyện Giồng Trôm. Được xếp hạng là di tích Quốc gia ngày 19 tháng 1 năm 2001 theo quyết định số 04/2001/QĐ-BVHTT của Bộ Văn hóa thể thao (nay là Bộ Văn hóa thể thao và Du lịch).

Nơi đây là đã diễn ra sự kiện tàn sát dã man của thực dân Pháp lần thứ 2 đối với nhân dân ta và đánh dấu quá trình xâm lược của chúng. Xã Phong Nẫm là nơi có phong trào cách mạng phát triển mạnh mẽ (căn cứ của huyện ủy Giồng Trôm, vùng căn cứ của bộ đội ông Nguyễn Viết Giai...). Bên cạnh đó, nơi đây còn là tuyến phòng thủ quan trọng trong việc kiểm soát đường thủy từ kinh Chẹt Sậy đến Vàm An Hóa, làm cắt đứt hệ thống giao thông thủy nối thị xã Bến Tre với Mỹ Tho. Trước đó, thực dân Pháp đã nhiều lần càn quét nhưng lực lượng cách mạng dưới sự đùm bọc, che chở của nhân dân vẫn an toàn. Do đó, chúng quay sang đàn áp, khủng bố quần chúng để bà con khiếp sợ, không còn là chỗ dựa của cách mạng. Vào lúc 5 giờ 30 sáng ngày 10 tháng 1 năm 1947 (tức ngày 19 tháng Chạp năm Bính Tuất), một chiếc đò máy chạy từ phía An Hóa chở khoảng 2 trung đội lính Lê Dương do tên thiếu úy Leon Leroy chỉ huy tiến vào kênh Chẹt Sậy, chúng chia 2 cánh tiến vào ấp 2 xã Phong Nẫm và ấp Cầu Hòa. Tại ấp Cầu Hòa, chúng thảm sát, giết hại nhiều người dân đa số là người già, trẻ em, phụ nữ, chúng còn đốt các căn nhà ngoài đồng. Còn cánh quân ở Ấp 2, đi tới đâu chúng đốt tới đấy, gặp người thì giết sạch. Cuộc thảm sát kéo dài tới 11 giờ trưa, rồi chúng xuống đò về An Hóa. Sau khi bọn giặc rút đi, những người còn sống trở về tìm người thân, nhưng trước mắt chỉ là một cảnh tượng hoang tàn, đổ máu thương tâm. Người sống phải nén nổi đau, đi tìm kiếm thi thể người bị tàn sát chôn thành những nấm mồ tập thể. Trong cuộc tàn sát ngày 10 tháng 01 năm 1947, tổng cộng 289 người dân vô tội bị giết và gần 100 ngôi nhà bị đốt, trong đó ấp Cầu Hòa 196 người chết  và 59 ngôi nhà bị đốt, ấp 2 Phong Nẫm 90 người chết. Trong đó, có gia đình bị tàn sát hết 17 người và có gia đình chúng tàn sát không còn sống một người nào. Sau cuộc thảm sát, con em xã Phong Nẫm đã phát huy tinh thần yêu nước, hàng trăm thanh niên đã lên đường cứu quốc. Hiện nay xã Phong Nẫm có 19 bà mẹ được Nhà nước phong tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, với 116 liệt sĩ, 106 thương binh và hàng trăm gia đình có công với cách mạng.

          Di tích cuộc thảm sát 286 người dân vô tội đã trải qua 50 năm, đã thay đổi nhiều, lúc diễn ra cuộc thảm sát nhà cửa nhân dân còn thưa thớt. Ngày nay diện mạo di tích đã thay đổi nhiều, đất đai được canh tách, nhà dân phát triển nhiều. Chỉ riêng các địa điểm đổ quân tiến hành thảm sát và những ngôi mộ tập thể vẫn được giữ lại. Những nạn nhân vô tội bị thảm sát được chôn rải rác ở 2 ấp tổng cộng 119 ngôi mộ.

          Hiện nay vào ngày 19 tháng Chạp hằng năm nhân dân và Nhà nước ta đều trọng thể tổ chức ngày giỗ hội để nhằm ôn lại truyền thống đấu tranh của nhân dân ta, giáo dục truyền thống yêu nước cho các thế hệ, nhất là các thanh thiếu niên hiểu biết được lịch sử dân tộc.

Review and Evaluation


Alls
(From total review)

Sample Plan

Accommodations

Entertainment