Hệ thống cồn trên sông Ba Lai

31/12/2022 1748 0
Sông Ba Lai nằm giữa cù lao An Hoá và Cù Lao Bảo có chiều dài khoảng 59 km, bắt nguồn từ xã Phú Đức và Tân Phú huyện Châu Thành, chảy qua huyện Giồng Trôm, Ba Tri, Bình Đại rồi đổ ra biển Đông. Các cồn nằm trong sông Ba Lai gồm có: cồn Phú Phong - Châu Thành, cồn Phú Long - Bình Đại…

Cồn Phú Phong thuộc ấp Phú Phong, xã Quới Thành, huyện Châu Thành, cách trung tâm Thành phố Bến Tre gần 20 km và cách Quốc lộ 60 khoảng 15 km nếu di chuyển trên Huyện lộ 173.

Qua nhiều năm bồi đắp bởi sông Ba Lai (từ trước những năm 1970), cồn dần hình thành và được người dân địa phương khai thác để trồng lúa. Sau khi thượng nguồn sông Ba Lai được nạo vét, hình thành bờ đê, người dân chuyển sang trồng cây ăn trái.

CON - HT SONG BA LAI - 31122022 (2).jpg

Vườn cây ăn trái trên cồn Phú Phong (Ảnh XTDL)

Hiện nay, cồn có diện tích khoảng 20 ha thuộc quyền sử dụng của 20 hộ dân. Do được tích lũy phù sa qua nhiều năm, đất cồn trở nên màu mỡ thuận lợi cho việc trồng cây ăn trái như: chôm chôm, bưởi... Cồn Phú Phong thuộc địa phận xã Quới Thành là một xã trung tâm và giáp 6 xã (Thành Triệu, Phú Túc, Phú Đức, Tân Phú, Tiên Long, Tiên Thủy) rất thuận lợi cho việc kết nối phát triển du lịch liên xã, với tiềm năng sẵn có về tài nguyên du lịch như: làng nghề truyền thống (nghề làm gáo dừa, tiện gỗ, lò kẹo) và ngôi chùa được xây dựng theo kiến trúc Nam tông Khơ-me (chùa Tâm Thành) …

CON - HT SONG BA LAI - 31122022 (3).jpg

CON - HT SONG BA LAI - 31122022 (4).jpg

Đoạn sông Ba Lai và bờ đê trên Cồn Phú Phong (Ảnh XTDL)

Hiện cồn còn rất hoang sơ, phía trong bờ đê là những vườn cây ăn trái xanh tươi, không gian nơi đây rất yên tĩnh, thoáng mát, tạo cảm giác bình yên, thơ mộng, hữu tình thích hợp cho phát triển du lịch sinh thái.

Cùng thuộc hệ thống sông Ba Lai, cồn nổi Phú Long thuộc xã Phú Long, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre, thời gian bắt đầu nổi lên từ năm 2000, có diện tích 10 ha, lúc triều cường diện tích thu hẹp còn 4 ha. Do mới hình thành nên nơi đây chưa có người dân sinh sống, xung quanh cồn chủ yếu là cây bần.

CON - HT SONG BA LAI - 31122022 (5).jpg

CON - HT SONG BA LAI - 31122022 (6).jpg

Cồn nổi Phú Long (Ảnh XTDL)

Cồn nổi Phú Long nằm giữa xã Phú Long và xã Châu Bình (huyện Giồng Trôm) chưa có dân sinh sống, rất thuận lợi cho đầu tư phát triển về du lịch với những mục đích như: trãi nghiệm, thư giãn, trò chơi nước…

Từ cồn Phú Long xuôi dòng về hạ lưu sông Ba Lai, cách cửa biển 10 km là một công trình kiến trúc độc đáo hiện hữu - Cống đập Ba Lai được xem là điểm đến thú vị trong hành trình về Bến Tre của du khách. Cống đập Ba Lai được khởi công ngày 27 tháng 1 năm 2000, đưa vào sử dụng ngày 30 tháng 4 năm 2002, có chiều dài 544 m, gồm 10 cửa, khẩu độ 84 m, vận hành bằng van tự động 2 chiều. Đây là một trong 9 hạng mục của dự án ngọt hóa Bắc Bến Tre, và là một trong những công trình thủy lợi lớn nhất đồng bằng Sông Cửu Long.

Hệ thống cống đập Ba Lai nối liền đôi bờ thuộc 2 xã: Thạnh Trị - huyện Bình Đại và Tân Xuân - huyện Ba Tri, có mục tiêu ngăn mặn, tạo nguồn ngọt, tháo chua rửa phèn, cải tạo đất tự nhiên, cung cấp nước sinh hoạt cho các huyện Bình Đại, Ba Tri, Giồng Trôm, Châu Thành và TP Bến Tre. Không những mang lại nhiều lợi ích to lớn cho đất liền mà còn có ý nghĩa đối với các cồn đất nổi trên dòng Ba Lai.

CON - HT SONG BA LAI - 31122022 (1).jpg

Cống đập Ba Lai chia hai phần Mặn - Ngọt (Ảnh: nguồn Internet)

Nhìn chung, các cồn trên hệ thống sông Ba Lai còn hoang sơ nên là lợi thế cho phát triển du lịch sinh thái sông nước gắn với thiên nhiên. Đây là xu hướng cho phát triển du lịch trong tương lai, góp phần tạo nên sự hấp dẫn và thu hút khách du lịch đến tham quan, khám phá và trải nghiệm vùng sông nước sinh thái Xứ Dừa./.​

Cồn Phú Phong thuộc ấp Phú Phong, xã Quới Thành, huyện Châu Thành, cách trung tâm Thành phố Bến Tre gần 20 km và cách Quốc lộ 60 khoảng 15 km nếu di chuyển trên Huyện lộ 173.

Qua nhiều năm bồi đắp bởi sông Ba Lai (từ trước những năm 1970), cồn dần hình thành và được người dân địa phương khai thác để trồng lúa. Sau khi thượng nguồn sông Ba Lai được nạo vét, hình thành bờ đê, người dân chuyển sang trồng cây ăn trái.

CON - HT SONG BA LAI - 31122022 (2).jpg

Vườn cây ăn trái trên cồn Phú Phong (Ảnh XTDL)

Hiện nay, cồn có diện tích khoảng 20 ha thuộc quyền sử dụng của 20 hộ dân. Do được tích lũy phù sa qua nhiều năm, đất cồn trở nên màu mỡ thuận lợi cho việc trồng cây ăn trái như: chôm chôm, bưởi... Cồn Phú Phong thuộc địa phận xã Quới Thành là một xã trung tâm và giáp 6 xã (Thành Triệu, Phú Túc, Phú Đức, Tân Phú, Tiên Long, Tiên Thủy) rất thuận lợi cho việc kết nối phát triển du lịch liên xã, với tiềm năng sẵn có về tài nguyên du lịch như: làng nghề truyền thống (nghề làm gáo dừa, tiện gỗ, lò kẹo) và ngôi chùa được xây dựng theo kiến trúc Nam tông Khơ-me (chùa Tâm Thành) …

CON - HT SONG BA LAI - 31122022 (3).jpg

CON - HT SONG BA LAI - 31122022 (4).jpg

Đoạn sông Ba Lai và bờ đê trên Cồn Phú Phong (Ảnh XTDL)

Hiện cồn còn rất hoang sơ, phía trong bờ đê là những vườn cây ăn trái xanh tươi, không gian nơi đây rất yên tĩnh, thoáng mát, tạo cảm giác bình yên, thơ mộng, hữu tình thích hợp cho phát triển du lịch sinh thái.

Cùng thuộc hệ thống sông Ba Lai, cồn nổi Phú Long thuộc xã Phú Long, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre, thời gian bắt đầu nổi lên từ năm 2000, có diện tích 10 ha, lúc triều cường diện tích thu hẹp còn 4 ha. Do mới hình thành nên nơi đây chưa có người dân sinh sống, xung quanh cồn chủ yếu là cây bần.

CON - HT SONG BA LAI - 31122022 (5).jpg

CON - HT SONG BA LAI - 31122022 (6).jpg

Cồn nổi Phú Long (Ảnh XTDL)

Cồn nổi Phú Long nằm giữa xã Phú Long và xã Châu Bình (huyện Giồng Trôm) chưa có dân sinh sống, rất thuận lợi cho đầu tư phát triển về du lịch với những mục đích như: trãi nghiệm, thư giãn, trò chơi nước…

Từ cồn Phú Long xuôi dòng về hạ lưu sông Ba Lai, cách cửa biển 10 km là một công trình kiến trúc độc đáo hiện hữu - Cống đập Ba Lai được xem là điểm đến thú vị trong hành trình về Bến Tre của du khách. Cống đập Ba Lai được khởi công ngày 27 tháng 1 năm 2000, đưa vào sử dụng ngày 30 tháng 4 năm 2002, có chiều dài 544 m, gồm 10 cửa, khẩu độ 84 m, vận hành bằng van tự động 2 chiều. Đây là một trong 9 hạng mục của dự án ngọt hóa Bắc Bến Tre, và là một trong những công trình thủy lợi lớn nhất đồng bằng Sông Cửu Long.

Hệ thống cống đập Ba Lai nối liền đôi bờ thuộc 2 xã: Thạnh Trị - huyện Bình Đại và Tân Xuân - huyện Ba Tri, có mục tiêu ngăn mặn, tạo nguồn ngọt, tháo chua rửa phèn, cải tạo đất tự nhiên, cung cấp nước sinh hoạt cho các huyện Bình Đại, Ba Tri, Giồng Trôm, Châu Thành và TP Bến Tre. Không những mang lại nhiều lợi ích to lớn cho đất liền mà còn có ý nghĩa đối với các cồn đất nổi trên dòng Ba Lai.

CON - HT SONG BA LAI - 31122022 (1).jpg

Cống đập Ba Lai chia hai phần Mặn - Ngọt (Ảnh: nguồn Internet)

Nhìn chung, các cồn trên hệ thống sông Ba Lai còn hoang sơ nên là lợi thế cho phát triển du lịch sinh thái sông nước gắn với thiên nhiên. Đây là xu hướng cho phát triển du lịch trong tương lai, góp phần tạo nên sự hấp dẫn và thu hút khách du lịch đến tham quan, khám phá và trải nghiệm vùng sông nước sinh thái Xứ Dừa./.​

Trung tâm TTXTDL Bến Tre

Cồn Phú Phong thuộc ấp Phú Phong, xã Quới Thành, huyện Châu Thành, cách trung tâm Thành phố Bến Tre gần 20 km và cách Quốc lộ 60 khoảng 15 km nếu di chuyển trên Huyện lộ 173.

Qua nhiều năm bồi đắp bởi sông Ba Lai (từ trước những năm 1970), cồn dần hình thành và được người dân địa phương khai thác để trồng lúa. Sau khi thượng nguồn sông Ba Lai được nạo vét, hình thành bờ đê, người dân chuyển sang trồng cây ăn trái.

CON - HT SONG BA LAI - 31122022 (2).jpg

Vườn cây ăn trái trên cồn Phú Phong (Ảnh XTDL)

Hiện nay, cồn có diện tích khoảng 20 ha thuộc quyền sử dụng của 20 hộ dân. Do được tích lũy phù sa qua nhiều năm, đất cồn trở nên màu mỡ thuận lợi cho việc trồng cây ăn trái như: chôm chôm, bưởi... Cồn Phú Phong thuộc địa phận xã Quới Thành là một xã trung tâm và giáp 6 xã (Thành Triệu, Phú Túc, Phú Đức, Tân Phú, Tiên Long, Tiên Thủy) rất thuận lợi cho việc kết nối phát triển du lịch liên xã, với tiềm năng sẵn có về tài nguyên du lịch như: làng nghề truyền thống (nghề làm gáo dừa, tiện gỗ, lò kẹo) và ngôi chùa được xây dựng theo kiến trúc Nam tông Khơ-me (chùa Tâm Thành) …

CON - HT SONG BA LAI - 31122022 (3).jpg

CON - HT SONG BA LAI - 31122022 (4).jpg

Đoạn sông Ba Lai và bờ đê trên Cồn Phú Phong (Ảnh XTDL)

Hiện cồn còn rất hoang sơ, phía trong bờ đê là những vườn cây ăn trái xanh tươi, không gian nơi đây rất yên tĩnh, thoáng mát, tạo cảm giác bình yên, thơ mộng, hữu tình thích hợp cho phát triển du lịch sinh thái.

Cùng thuộc hệ thống sông Ba Lai, cồn nổi Phú Long thuộc xã Phú Long, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre, thời gian bắt đầu nổi lên từ năm 2000, có diện tích 10 ha, lúc triều cường diện tích thu hẹp còn 4 ha. Do mới hình thành nên nơi đây chưa có người dân sinh sống, xung quanh cồn chủ yếu là cây bần.

CON - HT SONG BA LAI - 31122022 (5).jpg

CON - HT SONG BA LAI - 31122022 (6).jpg

Cồn nổi Phú Long (Ảnh XTDL)

Cồn nổi Phú Long nằm giữa xã Phú Long và xã Châu Bình (huyện Giồng Trôm) chưa có dân sinh sống, rất thuận lợi cho đầu tư phát triển về du lịch với những mục đích như: trãi nghiệm, thư giãn, trò chơi nước…

Từ cồn Phú Long xuôi dòng về hạ lưu sông Ba Lai, cách cửa biển 10 km là một công trình kiến trúc độc đáo hiện hữu - Cống đập Ba Lai được xem là điểm đến thú vị trong hành trình về Bến Tre của du khách. Cống đập Ba Lai được khởi công ngày 27 tháng 1 năm 2000, đưa vào sử dụng ngày 30 tháng 4 năm 2002, có chiều dài 544 m, gồm 10 cửa, khẩu độ 84 m, vận hành bằng van tự động 2 chiều. Đây là một trong 9 hạng mục của dự án ngọt hóa Bắc Bến Tre, và là một trong những công trình thủy lợi lớn nhất đồng bằng Sông Cửu Long.

Hệ thống cống đập Ba Lai nối liền đôi bờ thuộc 2 xã: Thạnh Trị - huyện Bình Đại và Tân Xuân - huyện Ba Tri, có mục tiêu ngăn mặn, tạo nguồn ngọt, tháo chua rửa phèn, cải tạo đất tự nhiên, cung cấp nước sinh hoạt cho các huyện Bình Đại, Ba Tri, Giồng Trôm, Châu Thành và TP Bến Tre. Không những mang lại nhiều lợi ích to lớn cho đất liền mà còn có ý nghĩa đối với các cồn đất nổi trên dòng Ba Lai.

CON - HT SONG BA LAI - 31122022 (1).jpg

Cống đập Ba Lai chia hai phần Mặn - Ngọt (Ảnh: nguồn Internet)

Nhìn chung, các cồn trên hệ thống sông Ba Lai còn hoang sơ nên là lợi thế cho phát triển du lịch sinh thái sông nước gắn với thiên nhiên. Đây là xu hướng cho phát triển du lịch trong tương lai, góp phần tạo nên sự hấp dẫn và thu hút khách du lịch đến tham quan, khám phá và trải nghiệm vùng sông nước sinh thái Xứ Dừa./.​

Trung tâm TTXTDL Bến Tre

Những bài viết liên quan

Lịch trình mẫu

X

Thông báo