• Giới thiệu tổng quan du lịch Bến Tre

    ​Bến Tre là một trong 13 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, nằm cuối nguồn sông Cửu Long, tiếp giáp với biển Đông và các tỉnh Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long. Diện tích tự nhiên là 2.394,82 km2, trong đó có 65km đường bờ biển, được hình thành bởi 3 cù lao: cù lao Bảo, cù lao Minh và cù lao An Hoá, do phù sa của 4 nhánh sông Cửu Long bồi tụ mà thành (gồm sông Tiền, sông Ba Lai, sông Hàm Luông, sông Cổ Chiên). Dân số khoảng 1,3 triệu người, mật độ dân số trung bình 535 người/km2. Địa hình của Bến Tre bằng phẳng, rải rác những giồng cát xen kẽ với ruộng, vườn, không có rừng cây lớn, chỉ có một số rừng chồi và những dải rừng ngập mặn ở ven biển và các cửa sông.
  • Hệ thống cồn bãi trên sông Hàm Luông

    Với chiều dài hơn 70 km, Sông Hàm Luông - một trong 4 nhánh sông hình thành nên 3 dải cù lao của tỉnh Bến Tre với vô số các cồn lớn, nhỏ nằm dọc trên sông tạo nên sự hấp dẫn và phong phú về cồn bãi. Các cồn nằm nối tiếp nhau từ vùng nước ngọt ra đến biển tạo nên cảnh quang cũng như hệ sinh thái trên các
  • Hệ thống cồn trên sông Ba Lai

    Sông Ba Lai nằm giữa cù lao An Hoá và Cù Lao Bảo có chiều dài khoảng 59 km, bắt nguồn từ xã Phú Đức và Tân Phú huyện Châu Thành, chảy qua huyện Giồng Trôm, Ba Tri, Bình Đại rồi đổ ra biển Đông. Các cồn nằm trong sông Ba Lai gồm có: cồn Phú Phong - Châu Thành, cồn Phú Long - Bình Đại…
  • Vẻ đẹp cồn nổi trên dòng Cổ Chiên

    Bến Tre nằm ở cuối nguồn sông Mekong huyền thoại, được bao bọc bởi 4 con sông lớn (Sông Tiền, Sông Ba Lai, Sông Hàm Luông, Sông Cổ Chiên) và hệ thống kênh rạch chằng chịt. Chính những dòng sông lớn hiền hòa ấy đã mang nặng phù sa bồi đắp và hình thành trên xứ sở này nhiều cồn nổi, tạo nên nét đặc trưng riêng của Bến Tre. Trong đó, sông Cổ Chiên với chiều dài khoảng 82 km, được xem là ranh giới tự nhiên giữa Bến Tre và hai tỉnh Trà Vinh, Vĩnh Long. Xuôi dòng Cổ Chiên mênh mông, du khách sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của 05 cồn nổi với những vườn cây ăn trái sum suê, cảnh quan thiên nhiên đặc sắc, gồm: Cồn Phú Đa, cồn Phú Bình, cồn Kiến, cồn Lát và cồn Thành Long.
  • Cây dừa trong Du lịch Bến Tre

    Bến Tre là tỉnh có diện tích dừa lớn nhất cả nước; sản phẩm dừa của tỉnh có mặt trên hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ. Cây dừa còn là cây giữ kỷ lục cây trồng cho ra các sản phẩm nhất (hơn 200 sản phẩm) từ cây, thân, lá, hoa, trái, vỏ, gáo, vỏ lụa, cơm dừa , nước dừa…. Hiện nay, tổng diện tích dừa của tỉnh hơn 70.000 ha, chiếm trên 70% trong tổng diện tích cây lâu năm, trong đó dừa xiêm xanh uống nước trên 13.000 ha dừa của tỉnh.
  • Hệ thống cồn bãi ven biển Bến Tre

    ​Bến Tre không chỉ hấp dẫn bởi du lịch sinh thái “Sông nước Xứ Dừa", mà còn có nhiều loại hình du lịch thu hút được ngày càng nhiều du khách đến khám phá. Với hệ thống gồm 9 cồn thuộc 3 huyện biển gồm: Bình Đại, Ba Tri và Thạnh Phú, đây là nguồn tài nguyên du lịch phong phú góp phần phát triển hơn nữa cho loại hình du lịch mới - “Du lịch cồn Bến Tre" đang được nhiều du khách tìm đến để trải nghiệm.
  • Hệ thống cồn, bãi trên dãy sông Tiền

    Do sự biến động của dòng chảy và sự tác động của thuỷ triều nên dòng sông Tiền qua địa phận Bến Tre xuất hiện nhiều cồn, bãi nổi và ngầm. Dọc theo sông Tiền, với chiều dài khoảng 83 km chảy qua địa phận hai huyện Châu Thành, Bình Đại và đổ ra biển Đông có 6 cồn được hình thành: cồn Dơi, cồn Lác, cồn Tân Mỹ, cồn Phụng, cồn Qui, cồn Tam Hiệp.
X

Thông báo