Bến Tre Museum
Bến Tre Museum
Bến Tre Museum
Bến Tre Museum
Bến Tre Museum
Bến Tre Museum
Bến Tre Museum
Bến Tre Museum
Bến Tre Museum
Bến Tre Museum
Bến Tre Museum
Bến Tre Museum
Bến Tre Museum
Bến Tre Museum
Bến Tre Museum
Bến Tre Museum
Bến Tre Museum
Bến Tre Museum
Bến Tre Museum

Introdution

Price: Free

Phone: (0275) 3823 580

Time to visit a place: 120 phút

Open Time: 7:00 AM - Close Time: 5:00 PM

Email: bt.svhttdl@bentre.gov.vn

Address: 146 duong Hung Vuong, phuong An Hoi, thanh pho Ben Tre Phường An Hội, Thành phố Bến Tre, Tỉnh Bến Tre

Bảo tàng Bến Tre nguyên là phòng Bảo tồn – Bảo tàng thuộc Ty Văn hóa - Thông tin tỉnh Bến Tre được thành lập vào tháng 3 năm 1976. Ban đầu phòng chỉ có vài cán bộ, cơ sở vật chất hầu như có gì, kho chứa hiện vật cũng không, nhiệm vụ chủ yếu là sưu tầm hiện vật, tổ chức trưng bày, triển lãm hình ảnh phục vụ những ngày lễ, tết hoặc các cuộc hội nghị do Tỉnh ủy và Ủy Ban nhân tỉnh tổ chức,… Ngày 26/10/1981, UBND tỉnh ban hành quyết định số 1564/QĐ-UBND thành lập Bảo tàng, giao ngôi nhà là “ Dinh tỉnh trưởng” trước đây làm nơi trưng bày hiện vật và trụ sở làm việc của Bảo tàng. Đồng thời, được sự quan tâm của của Tỉnh ủy và Ủy Ban nhân dân tỉnh và sự chỉ đạo của ngành, nhiều lớp bồi dưỡng đào tạo cán bộ nghiệp vụ Bảo tồn - Bảo tàng đã được cử đi đào tạo tại Trường  Đại học văn hóa TP.Hồ Chí Minh; đồng thời đơn vị tiếp nhận một số sinh viên Trường Đại hoc Tổng hợp TP.Hồ Chí Minh, đội ngũ nghiệp ... View more

Map

Introdution

×

Bảo tàng Bến Tre nguyên là phòng Bảo tồn – Bảo tàng thuộc Ty Văn hóa - Thông tin tỉnh Bến Tre được thành lập vào tháng 3 năm 1976. Ban đầu phòng chỉ có vài cán bộ, cơ sở vật chất hầu như có gì, kho chứa hiện vật cũng không, nhiệm vụ chủ yếu là sưu tầm hiện vật, tổ chức trưng bày, triển lãm hình ảnh phục vụ những ngày lễ, tết hoặc các cuộc hội nghị do Tỉnh ủy và Ủy Ban nhân tỉnh tổ chức,…

Ngày 26/10/1981, UBND tỉnh ban hành quyết định số 1564/QĐ-UBND thành lập Bảo tàng, giao ngôi nhà là “ Dinh tỉnh trưởng” trước đây làm nơi trưng bày hiện vật và trụ sở làm việc của Bảo tàng. Đồng thời, được sự quan tâm của của Tỉnh ủy và Ủy Ban nhân dân tỉnh và sự chỉ đạo của ngành, nhiều lớp bồi dưỡng đào tạo cán bộ nghiệp vụ Bảo tồn - Bảo tàng đã được cử đi đào tạo tại Trường  Đại học văn hóa TP.Hồ Chí Minh; đồng thời đơn vị tiếp nhận một số sinh viên Trường Đại hoc Tổng hợp TP.Hồ Chí Minh, đội ngũ nghiệp vụ bảo tàng từng bước phát triển; cơ sở vật chất từng bước được đầu tư để vượt qua những khó khăn ban đầu.

Sau khi tiếp nhận “Dinh Tỉnh trưởng” (thời Pháp là Dinh tham biện), Bảo tàng Bến Tre tiến hành trùng tu, tôn tạo nhưng vẫn giữ nguyên hiện trạng kiến trúc nghệ thuật phương Tây, vừa nhầm bảo giữ chứng cứ lịch sử xâm lược của thực dân, đế quốc, nơi ở và làm việc của “người tình báo chiến lược” của Đảng Anh hùng lực lượng vũ trang Phạm Ngọc Thảo trong những năm 1960-1962 với cương vị Tỉnh trưởng tình Kiến Hòa, đồng thời sử dụng trưng bày cố định lâu dài.

Năm 1997, phòng trưng bày tiếp tục được sửa chữa, nâng cấp, cải tiến hình thức, chấn chỉnh nội dung, tạo nên diện mạo mới, mở cửa đón khách tham quan. Phòng trưng bày được chia thành 6 phòng có diện tích 700m2, gồm 1 trệt, 1 lầu. Tầng trệt (3 phòng): nội dung trưng bày theo chủ đề: Đất nước, con người Bến Tre; các phong trào yêu nước của nhân dân Bến Tre đầu thế kỷ XX; Cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân Bến Tre từ khi có Đảng lãnh đạo và Bến Tre Đồng khởi 17/1/1960. Tầng lầu (3 phòng): nội dung trưng bày: Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân Bến Tre từ năm 1961 đến Đại thắng mùa Xuân 1975.

Bên cạnh đó, nhằm đáp ứng nhu cầu phục vụ nhân dân Bến Tre về những thành tựu về kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh quốc phòng của tỉnh nhà từ sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng đến nay. Ủy Ban nhân dân tỉnh đầu tư kinh phí xây dựng nhà trưng bày thành tựu, được khởi công vào ngày 10/5/2000 và đưa vào sử dụng 18/9/2003 và kho lưu trữ hiện vật cũng bắt đầu hình thành. Song song với khởi công xây dựng nhà trưng bày thành tựu, Bảo tàng tập trung CBCNV sưu tầm tài liệu, tư liệu, hình ảnh, hiện vật và xây dựng đề cương trưng bày. Năm 2005, 2006 Bảo tàng phối hợp với công ty Mỹ thuật, thuộc Bộ VHTT hoàn thành việc trưng bày và đưa vào phục vụ.

Ngày 5/6/1999, căn cứ quyết định số 24/QĐ-VHTT của Sở Văn hóa, Thông tin về việc sáp nhập đơn vị và điều động cán bộ. Bảo tàng tiếp nhận bộ phận quản lý công viên và giao thêm chức năng quản lý toàn bộ công viên trên địa bàn Thị xã Bến Tre (nay là TP.Bến Tre). Đến năm 2004, bộ phận này được chuyển giao về cho Công ty công trình đô thị Bến Tre quản lý.

Bảo tàng cũng đã tích cực tham mưu cho Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy Ban nhân tỉnh lập hồ sơ đề nghị công nhận được 6 di tích cấp tỉnh và đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận 13 di tích cấp Quốc gia. Năm 2010, thực hiện nghị định số 13 của Thủ tướng Chính phủ, Quy chế hoạt động và tổ chức bộ máy của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Tháng 01/2011, Ủy Ban nhân dân tỉnh quyết định tách bộ phận di tích thuộc Bảo tàng để thành lập Ban quản lý di tích trực thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Song song, với những thành quả đạt được, lĩnh vực khai quật khảo cổ học cũng đã thể hiện được sự nỗ lực của đội cán bộ bảo tàng, sự phối hợp chặt chẽ giữa Bảo tàng với Viện khảo cổ học Việt Nam điều tra, thám sát và khai quật Di chỉ Ba Vát, Di chỉ Giồng Nổi, Di chỉ An Phong. Đặc biệt, Di chỉ Giồng Nổi sau khi khai Bảo tàng đã tổ chức các cuộc Hội nghị báo cáo khoa học, hội thảo khoa học có nhiều nhà kho học, khảo cổ học tham dự và có nhiều tham luận. Đồng thời, xuất bản tạp chí khoa học về di chỉ Giồng Nổi có giá trị lịch sử gây được tiếng vang trong nước và khảo cổ học trên thế giới

Những thành quả đạt được của Bảo tàng Bến Tre là kết quả tổng hợp của những chủ trương, chính sách và sự quan tâm đầu tư của Tỉnh ủy, Ủy Ban nhân dân tỉnh; sự giúp đỡ tích cực của nhiều tổ chức, cá nhân trong tỉnh, các bảo tàng bạn và trên hết là sự nỗ lực, nhiệt tình của đội ngũ cán bộ, công nhân viên bảo tàng trong việc không ngừng học tập chuyên môn vươn lên nắm lấy tri thức khoa học, có tinh thần phục vụ vì sự nghiệp tuyên truyền phổ biến khoa học, giữ gìn và phát huy các di sản văn hóa tỉnh nhà.

II. NHỮNG BƯỚC PHÁT TRIỂN

          Ban giám đốc qua các thời kỳ:

          - Đồng chí Đoàn Văn Rộ (Đoàn Tâm) – Trưởng Phòng Bảo tồn – Bảo tàng (tháng 3/1976 đến năm 1983)

          - Đồng chí Nguyễn Văn Trân (Hai Nguyễn) – Giám đốc (15/12/1982 – 3/2985)

          - Đồng chí Huỳnh Văn Rô (Tư Thắng) – Q. Giám đốc (3/1985 – 5/1989)

          - Đồng chí Đoàn Văn Rộ (Đoàn Tâm) - Giám đốc (6/1989 – 2/2002)

          - Đồng chí Nguyễn Tấn Nghĩa – Q. Giám đốc (3/2002 – 6/2004)

          - Đồng chí Nguyễn Chí Hiếu – Giám đốc (7/2004 – 11/2010)

          - Đồng chí Lư Văn Hội – Giám đốc (/01/2011 – 10/2016)

          - Đồng chí Phạm Thanh Lâm – Giám đốc (11/2016 đến nay)

          - Đồng chí Phạm Thị Lan – Phó Giám đốc (  1991 - 2013)

          - Đồng chí Huỳnh Văn Giới – Phó Giám đốc (6/1999 – 01/2011)

          - Đồng chí Huỳnh Anh Tú – Phó Giám đốc (11/2013 đến nay)

1. Đội ngũ cán bộ, viên chức

Sự phát triển của đội ngũ cán bộ Bảo tàng gắn liền với quá trình phát triển của đơn vị. Từ chỗ chỉ có vài cán bộ thuở ban đầu hình thành, chưa qua khóa đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, cơ sở vật chất khó khăn, đến nay số cán bộ phần lớn được đào tạo và nâng cao chuyên môn tại các trường đại học. Nhìn chung, đội ngũ cán bộ chuyên môn ngày càng được bổ sung và đa dạng nhiều hơn về số lượng và đa dạng về chuyên môn. Bên cạnh đó, là lòng yêu nghề, nhiệt huyết vượt qua nhiều thử thách đem lại hiệu quả cao trong công tác. Bảo tàng tổ chức, phân công nghiệp vụ đầy đủ theo chức năng với các phòng, ban. Tuy mỗi giai đoạn, mỗi người lãnh đạo có khả năng, chiến lược phát triển với điều kiện và thực tế để tạo ra những bước phát triển, song mỗi cán bộ, viên chức và người lao động đều gắn bó và có những đóng góp để tạo nên một sức mạnh cho Bảo tàng ngày càng phát triển.

2. Các mặt công tác nghiệp vụ

          2.1. Công tác nghiên cứu sưu tầm

Công tác nghiên cứu, sưu tầm hiện vật được xác định là một trong những khâu quan trọng nhất của bảo tàng. Bởi, hiện vật chính là chứng nhân của lịch sử, thể hiện và khẳng định sức sống văn hóa của một vùng đất. Dù không lập nên những kế hoạch cụ thể, chi tiết nhưng chủ trương sưu tầm hiện vật đã được xác định, xem công tác sưu tầm là mở đầu cho hoạt động của Bảo tàng và đây cũng là hoạt động xuyên suốt cho quá trình hình thành và phát triển.

Trong giai đoạn mới hình thành, những hiện vật sưu tầm được được chủ yếu là thuộc đề tài lịch sử cách mạng, hiện vật văn hóa dân gian. Công tác sưu tầm ở giai đoạn này còn mang tính chất ngẫu hứng nghề nghiệp và chưa mang tính chất nghiên cứu khoa học cao, việc lập hồ sơ khoa học cho hiện vật còn tương đối đơn giản. Hiện vật được đem về chủ yếu từ nguồn sưu tầm tại cơ sở và nguồn tiếp nhận do những nhân chứng lịch sử tự nguyện mang đến đóng góp như: vũ khí các loại của ta và của địch, quân trang, quân dụng của chiến sĩ giải phóng quân, hình ảnh trong kháng chiến, giấy tờ bằng khen, báo cáo, truyền đơn và hiện vật dân gian sử dụng trong sinh hoạt gia đình,…

Cùng với sự nỗ lực, không quản ngại khó khăn, bám sát cơ sở vùng sâu, vùng xa, đội ngũ cán bộ sưu tầm ngày càng trưởng thành hơn, công tác sưu tầm được thực hiện tương đối khoa học, cán bộ sưu tầm từ thực tế hóa đến hoàn chỉnh dần kiến thức chuyên môn. Việc sưu tầm được tập trung vào lịch sử cách mạng, dân tộc học, thành tựu kinh tế-xã hội an ninh quốc phòng, tài liệu các kỳ Đại hội Đảng,… và đặc biệt tiến hành điều tra thám sát và tổ chức khai quật các di chỉ khảo cổ học, hiện vật bổ sung cho kho cơ sở ngày càng phong phú, đa dạng hơn, nhiều bộ sưu tập có giá trị cao

Review and Evaluation


Alls
(From total review)

Sample Plan

Accommodations

Entertainment