Giới thiệu

Giá: Miễn phí

Số điện thoại:

Thời gian tham quan tại một điểm: 120 phút

Mở cửa: 8:00 SA - Đóng cửa: 5:00 CH

Email: vhttthanhphu@gmail.com

Địa chỉ: Ấp Phong, xã Tân Phong, huyện Thạnh Phú Xã Tân Phong, Huyện Thạnh Phú, Tỉnh Bến Tre

Bia tưởng niệm các liệt sĩ hy sinh trận Đồng Khởi ở ấp Phong, xã Tân Phong Hàng năm, sau những ngày vui Xuân, đón Tết, Đảng bộ và nhân dân các xã Đại Điền, Tân Phong (huyện Thạnh Phú), đại biểu các xã lân cận và những người con xa xứ trở về quê hương tổ chức giỗ hội truyền thống tưởng nhớ 8 cảm tử quân hy sinh tại ngã tư Giồng Luông (Đại Điền). Sau khi chiếm xong các tỉnh Nam Bộ, ngày 08/02/1946, thực dân Pháp tập trung thủy lục không quân đánh chiếm Bến Tre là tỉnh sau cùng. Ngày 10/2/1946, chúng chuyển quân đánh chiếm quận Mỏ Cày và Thạnh Phú. Quân Pháp dùng tàu đi từ Bến Tre theo đường sông Hàm Luông vào lộ Trại Già đánh chiếm làng An Thạnh rồi chiếm quận lị Thạnh Phú, sau đó đi bằng đường bộ phát triển lên đánh chiếm Đại Điền và các làng lân cận. Vào ngày mùng 10 tháng Giêng âm lịch năm 1946 (nhằm ngày 11/02/1946 dương lịch), tại ngã tư Giồng Luông, với chướng ngại vật được bày sẵn, một tiểu đội cảm tử quân Đại Điền đã dùng vũ khí thô ... Xem thêm

Bản đồ

Giới thiệu

×

Bia tưởng niệm các liệt sĩ hy sinh trận Đồng Khởi ở ấp Phong, xã Tân Phong

Hàng năm, sau những ngày vui Xuân, đón Tết, Đảng bộ và nhân dân các xã Đại Điền, Tân Phong (huyện Thạnh Phú), đại biểu các xã lân cận và những người con xa xứ trở về quê hương tổ chức giỗ hội truyền thống tưởng nhớ 8 cảm tử quân hy sinh tại ngã tư Giồng Luông (Đại Điền).

Sau khi chiếm xong các tỉnh Nam Bộ, ngày 08/02/1946, thực dân Pháp tập trung thủy lục không quân đánh chiếm Bến Tre là tỉnh sau cùng. Ngày 10/2/1946, chúng chuyển quân đánh chiếm quận Mỏ Cày và Thạnh Phú. Quân Pháp dùng tàu đi từ Bến Tre theo đường sông Hàm Luông vào lộ Trại Già đánh chiếm làng An Thạnh rồi chiếm quận lị Thạnh Phú, sau đó đi bằng đường bộ phát triển lên đánh chiếm Đại Điền và các làng lân cận.

Vào ngày mùng 10 tháng Giêng âm lịch năm 1946 (nhằm ngày 11/02/1946 dương lịch), tại ngã tư Giồng Luông, với chướng ngại vật được bày sẵn, một tiểu đội cảm tử quân Đại Điền đã dùng vũ khí thô sơ chặn đánh địch hai trận quyết liệt. Trước sự tấn công ào ạt của giặc, tiểu đội có nguy cơ bị diệt, đồng chí Hắc dùng dao xông lên chém chết một tên địch, đồng chí Đinh Công Gấm - Tiểu đội trưởng dùng súng tự chế xông ra giữa lộ bắn vào đội hình địch để yểm trợ cho đồng đội rút lui, nhưng do chênh lệch về lực lượng và vũ khí nên cả tiểu đội đều anh dũng hy sinh gồm: Đinh Công Gấm, Nguyễn Văn Nguy, Nguyễn Văn Mãnh, Hồ Văn Hương, Phan Văn Bền, Lê Văn Phụng, Phan Văn Ba, Nguyễn Văn Xinh và đồng chí Hắc. Sau đó, quân Pháp tràn vào chiếm làng Đại Điền và đóng quân chốt giữ. Trước sức mạnh của địch, bộ máy Đảng, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể cách mạng phải rút vào vùng căn cứ để bảo toàn lực lượng, một bộ phận bám vào nhân dân tiến hành kháng chiến.

Ngày 08/02/1960 (mùng 10 tháng giêng âm lịch), được tin báo lực lượng cách mạng của ta đang bám trụ ở vùng giải phóng Cái Lức- ấp Phong, bọn địch tại xã phối hợp với bọn quận mở một cuộc càn qui mô lớn vào đây hòng tiêu diệt gọn. Sáng sớm, địch đưa một trung đội bảo an và hai tiểu đội dân vệ do Phan Văn Điển (Năm Y) và Ba Đồng trực tiếp chỉ huy càn vào rừng Lức ấp Phong. Tiếp đó, lực lượng địch từ Hương Mỹ càn vào ấp Mỹ Đức đánh xuống. Đồng chí Lê Văn Cương - Bí thư Chi bộ chỉ huy một tiểu đội du kích bám trụ chiến đấu, với vũ khí thô sơ gồm mã tấu, chét lá, phục kích trong lùm bụi. Lực lượng địch gần một tiểu đoàn có trang bị vũ khí đầy đủ, đi theo nhiều hướng tiến vào trận địa. Chờ cho bọn chúng lọt vào ổ mai phục, các đồng chí ta xông lên đánh xáp lá cà với địch, làm bị thương 01 tên, thu được 01 khẩu súng nhưng không biết sử dụng. Liền sau đó, bị địch phản công dữ dội với lực lượng đông hơn gấp nhiều lần, nhưng các đồng chí ta đã chiến đấu dũng cảm, kiên cường với địch suốt nhiều giờ đồng hồ. Cuối cùng đồng chí Lê Văn Cương cùng 10 đồng chí khác đã anh dũng hy sinh gồm: Nguyễn Văn Gấm, Phạm Văn Tồn, Trương Văn Tôn, Nguyễn Thanh Đạt, Đỗ Văn Hoảnh, Nguyễn Văn Vinh, Huỳnh Văn Vui, Võ Văn Xinh, Võ Văn Vĩ và Lê Văn Tiếu.

Cảm phục trước sự hy sinh dũng cảm của những nghĩa binh nông dân Đồng khởi ở ấp Phong, Thiếu tướng Nguyễn Hữu Vị và Đại tá Nguyễn Cang khi còn đương nhiệm lãnh đạo Hội Cựu chiến binh tỉnh Bến Tre đã vận động tài trợ, xây dựng văn bia tưởng niệm tại trận địa năm xưa.

Bước vào khuôn viên của văn bia tưởng niệm, có dòng chữ khắc trên đá hoa cương: “Tại đây, ngày mùng 10 tháng Giêng âm lịch năm 1960 đã diễn ra trận đánh ác liệt giữa lực lượng du kích với một đại đội bảo an và tổng đoàn dân vệ của địch. Trận đánh cảm tử do Bí thư Chi bộ xã Đại Điền Lê Văn Cương chỉ huy”.

Đội cảm tử quân chiến đấu dũng cảm, hy sinh ở ngã tư Giồng Luông mở đầu cuộc kháng chiến chống Pháp ở Đại Điền và tiểu đội du kích gồm 11 chiến sĩ, bằng vũ khí thô sơ đã xông trận bằng dao phay tại trận địa ấp Phong, mở màn Đồng khởi thời kỳ chống Mỹ ở Tân Phong. Từ hai sự kiện lịch sử đó, các thế hệ người dân của Đại Điền, Tân Phong đã vượt lên chính mình, chiến đấu trên địa bàn xã nhà, cũng như đóng góp công sức, máu xương không nhỏ vào thắng lợi chung của quê hương, đất nước trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Đây là niềm tự hào to lớn cần được truyền lại cho thế hệ hôm nay và mai sau để tiếp tục giữ gìn, phát huy truyền thống trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ quê hương.

Nhận xét và đánh giá


Tất cả
(Từ tổng số nhận xét)

Lịch trình mẫu

Lưu trú

Ẩm thực

Giải trí