Giới thiệu

Giá: Miễn phí

Số điện thoại:

Thời gian tham quan tại một điểm: 120 phút

Mở cửa: 7:00 SA - Đóng cửa: 5:00 CH

Email: vhttthanhphu@gmail.com

Địa chỉ: Xã An Qui, huyện Thạnh Phú Xã An Quy, Huyện Thạnh Phú, Tỉnh Bến Tre

Sau khi ký kết Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954, Pháp phải chấp nhận rút quân v hiệp thương t ề nước, việc thống nhất đất nước ta đã được qui định bằng ổng tuyển cử dân chủ. Từ đây cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam đã chuyển sang giai đoạn mới, miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, miền Nam phải tiếp tục đấu tranh để hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân. Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ, Mỹ nhảy vào thay chân Pháp ở miền Nam Việt Nam, Mỹ- Diệm ra mặt phá hoại hiệp định Giơ-ne-vơ, công khai cự tuyệt hiệp thương tổng tuyển cử, tiến hành chính sách “Tố cộng- diệt cộng” (giai đoạn 1957-1959); đưa ra đạo luật 10-1959 lê máy chém khắp miền Nam. Với mục đích: trường kỳ chia cắt đất nước ta, biến miền Nam thành thuộc địa, thành căn cứ quân sự của đế quốc Mỹ. Vào những năm 1960, giữa lúc phong trào cách mạng miền Nam nói chung ở Thạnh Phú nói riêng đang trong cơn nước sôi lửa bỏng. Dưới ánh sáng của Nghị quyết 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa II đã chỉ ... Xem thêm

Bản đồ

Giới thiệu

×

Sau khi ký kết Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954, Pháp phải chấp nhận rút quân v hiệp thương t ề nước, việc thống nhất đất nước ta đã được qui định bằng ổng tuyển cử dân chủ. Từ đây cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam đã chuyển sang giai đoạn mới, miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, miền Nam phải tiếp tục đấu tranh để hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân.

Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ, Mỹ nhảy vào thay chân Pháp ở miền Nam Việt Nam, Mỹ- Diệm ra mặt phá hoại hiệp định Giơ-ne-vơ, công khai cự tuyệt hiệp thương tổng tuyển cử, tiến hành chính sách “Tố cộng- diệt cộng” (giai đoạn 1957-1959); đưa ra đạo luật 10-1959 lê máy chém khắp miền Nam. Với mục đích: trường kỳ chia cắt đất nước ta, biến miền Nam thành thuộc địa, thành căn cứ quân sự của đế quốc Mỹ.

Vào những năm 1960, giữa lúc phong trào cách mạng miền Nam nói chung ở Thạnh Phú nói riêng đang trong cơn nước sôi lửa bỏng. Dưới ánh sáng của Nghị quyết 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa II đã chỉ ra nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Nam là: “Giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc, phong kiến, thực hiện dân tộc độc lập và người cày có ruộng, hoàn thành cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân ở miền Nam, xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh”. Nghị quyết 15 ra đời đã đáp ứng đòi hỏi bức thiết của cách mạng và nhân dân miền Nam, tạo điều kiện từ thế bị động chuyển sang thế tiến công địch.

Sau khi tiếp thu Nghị quyết 15 và ý kiến chỉ đạo cụ thể của Tỉnh ủy, Huyện ủy Thạnh Phú đã nhanh chóng chỉ đạo các chi bộ xã củng cố lại tổ chức, gọi đảng viên điều lắng trở về, xây dựng cơ sở đảng, đoàn thể và tăng cường lực lượng tại chỗ.

Ngày 17 tháng Giêng năm 1960, mệnh lệnh Đồng Khởi được phát ra trong toàn tỉnh, Đảng bộ và nhân dân huyện Thạnh Phú đã nhất tề đứng lên nổi dậy diệt ác, phá kìm.

Tại xã điểm An Qui, dưới sự lãnh đạo của đồng chí Lê Thanh Danh - Ủy viên Thường vụ Huyện ủy và đồng chí Nguyễn Ngọc Trứ - Huyện ủy viên, kế hoạch Đồng Khởi được vạch ra cụ thể là: dùng lực lượng thanh niên dũng cảm, mưu mẹo ngụy trang từ bên ngoài, kết hợp với thanh niên tạo điều kiện bị bắt về đồn làm xâu, để tiếp cận diệt tên Sấm ác ôn, lấy đồn địch giữa ban ngày.

Vào lúc 15 giờ chiều, ngày 17 tháng Giêng năm 1960, một “tổ hành động” có trang bị súng, hóa trang công an địch, từ xã An Nhơn theo lộ 30 (nay là quốc lộ 57) về phía An Qui dẫn theo một người giả làm cán bộ của ta bị bắt. Đến đồn dân vệ ở ngã tư An Qui, ta kêu cảnh sát Sấm ra nhìn mặt “Việt cộng”. Cảnh sát Sấm đang bắt dân làm xâu sửa đồn nghe tin mừng rỡ chạy ra, liền bị lực lượng ta bắn chết tại chỗ. Phối hợp với “tổ hành động” bên ngoài, một “tổ hành động” bên trong cùng 20 quần chúng bị địch bắt vào đồn làm xâu đã nổi dậy dùng chét lá (dao đốn lá dừa nước) chém bọn lính trong đồn. Cùng lúc đó, một đồng chí tự vệ mật nhanh chóng chiếm lấy kho súng. Bị tấn công bất ngờ, nhiều tên lính trong đồn hoang mang chạy trốn. Cuộc chiến đấu diễn ra không đầy 3 phút, ta làm chủ tình hình, chiếm bót dân vệ, trụ sở tề xã, thu 12 súng và toàn bộ đạn dược. Quần chúng xung quanh nghe tin đã xông lên cùng lực lượng ta phá sập bót An Qui, sau đó kéo ra đường gỡ bỏ các băng, bảng khẩu hiệu phản động của địch. Song song đó, ở các ấp trong xã, nhiều “tổ hành động” cũng đã cùng với nhân dân nổi dậy truy bắt những tên do thám, chỉ điểm, hội tề ác ôn, phá vở các hình thức kiềm kẹp của địch. Xã An Qui được hoàn toàn giải phóng. Cuộc Đồng Khởi ở xã điểm An Qui đã giành được thắng lợi trọn vẹn, gây tiếng vang lớn trong khu vực và toàn huyện.

Bằng sức mạnh của tinh thần yêu nước, vì nền độc lập, tự do của nhân dân, với ý chí quyết tâm, lòng kiên cường, dũng cảm, mưu trí, nhân dân xã An Qui nói riêng và huyện Thạnh Phú nói chung đã cùng nhân dân tỉnh nhà vượt qua mọi gian khổ, bất chấp hy sinh, tạo nên cuộc Đồng Khởi thắng lợi vang dội. Thắng lợi “Đồng Khởi” đã giáng một đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mỹ, làm lung lay tận gốc chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm. Đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam, chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.

Trong cuộc Đồng Khởi tỉnh Bến Tre năm 1960 và cuộc trường chinh kháng chiến giành hòa bình, độc lập cho dân tộc, đã có biết bao, cán bộ, chiến sĩ và Nhân dân đã đỗ xương máu, mồ hôi, nước mắt, để tô thắm thêm màu cờ cách mạng, lập nên những chiến tích oai hùng, ghi dấu lịch sử cách mạng. Tiếp nối với tinh thân Đồng Khởi của ông cha, trong giai đoạn hiện nay, Đảng bộ và Nhân dân huyện Thạnh Phú nói riêng, tỉnh Bến Tre nói chung, đang ra sức, quyết tâm, làm nên cuộc “Đồng Khởi mới” trong phát triển kinh tế- xã hội, phát huy truyền thống anh hùng, khơi dây khát vọng vươn lên xây dựng tỉnh nhà phát triển toàn diện.

Nhận xét và đánh giá


Tất cả
(Từ tổng số nhận xét)

Lịch trình mẫu

Lưu trú

Giải trí