Giới thiệu

Giá: Miễn phí

Số điện thoại:

Thời gian tham quan tại một điểm: 120 phút

Mở cửa: 7:00 SA - Đóng cửa: 5:00 CH

Email: vhttthanhphu@gmail.com

Địa chỉ: Ấp Giồng Luông, xã Đại Điền, huyện Thạnh Phú Xã Đại Điền, Huyện Thạnh Phú, Tỉnh Bến Tre

Bia lưu niệm nơi xuất quân Tiểu đoàn 307 và nơi thành lập Tiểu đoàn 310 Tuy không phải là nơi thành lập Tiểu đoàn 307 anh hùng, nhưng Bến Tre rất đổi vinh dự, tự hào là nơi xuất quân của Tiểu đoàn, đến nay trải qua hơn 70 năm và sự kiện xuất quân vào ngày 05-7-1948 của Tiểu đoàn tại ấp Giồng Luông, xã Đại Điền, huyện Thạnh Phú vẫn luôn được các cựu binh ngày ấy ôn lại và giáo dục truyền thống cho các thế hệ tỉnh nhà. Ngay sau Lễ xuất quân, Tiểu đoàn 307 đã đánh nhiều trận và liên tục lập nên những chiến công vang dội, làm “bao nhiêu quân Pháp run rẫy, sợ hải”, chiến tích anh hùng của Tiểu đoàn trong sự nghiệp kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cứu nước mãi khắc ghi vào tâm khảm của mỗi người dân Việt Nam và viết vào lịch sử của dân tộc Việt Nam anh hùng. Tiểu đoàn 307 là đơn vị chủ lực đầu tiên của Khu 8, cũng là đơn vị cơ động đầu tiên của Nam Bộ trong kháng chiến chống Pháp. Một số cán bộ của Trung đoàn ... Xem thêm

Bản đồ

Giới thiệu

×

Bia lưu niệm nơi xuất quân Tiểu đoàn 307 và nơi thành lập Tiểu đoàn 310

Tuy không phải là nơi thành lập Tiểu đoàn 307 anh hùng, nhưng Bến Tre rất đổi vinh dự, tự hào là nơi xuất quân của Tiểu đoàn, đến nay trải qua hơn 70 năm và sự kiện xuất quân vào ngày 05-7-1948 của Tiểu đoàn tại ấp Giồng Luông, xã Đại Điền, huyện Thạnh Phú vẫn luôn được các cựu binh ngày ấy ôn lại và giáo dục truyền thống cho các thế hệ tỉnh nhà. Ngay sau Lễ xuất quân, Tiểu đoàn 307 đã đánh nhiều trận và liên tục lập nên những chiến công vang dội, làm “bao nhiêu quân Pháp run rẫy, sợ hải”, chiến tích anh hùng của Tiểu đoàn trong sự nghiệp kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cứu nước mãi khắc ghi vào tâm khảm của mỗi người dân Việt Nam và viết vào lịch sử của dân tộc Việt Nam anh hùng.

Tiểu đoàn 307 là đơn vị chủ lực đầu tiên của Khu 8, cũng là đơn vị cơ động đầu tiên của Nam Bộ trong kháng chiến chống Pháp. Một số cán bộ của Trung đoàn 99 được bổ nhiệm vào Ban Chỉ huy Tiểu đoàn 307 như Đỗ Huy Rừa, Nguyễn Văn Sĩ và Hồng Long. Sau 2 tháng tập trung huấn luyện ở Bến Tre, ngày 5-7-1948 Tiểu đoàn 307 đã làm lễ xuất quân tại Giồng Luông (Đại Điền) và về sau đã trở thành ngày truyền thống của Tiểu đoàn. Sau lễ xuất quân, Tiểu đoàn vượt sông Tiền nhận nhiệm vụ. Trận đầu ra quân thắng lớn, giải phóng huyện Mộc Hóa, liên kết chiến trường Việt Nam - Campuchia, nối thông Khu 8, Khu 7 và Khu 9, trở thành mốc son đầu tiên trang sử truyền thống vẻ vang của Tiểu đoàn 307, đồng thời được đánh giá là điểm son chói lọi trong lịch sử kháng chiến chống Pháp của Long An và Khu 8. Sau đó Tiểu đoàn liên tiếp lập nhiều chiến công vang dội ở 9 tỉnh thuộc đồng bằng Sông Cửu Long.

Năm 1949, thực dân Pháp chủ trương càn quét vào Đồng Tháp Mười để tiêu diệt cơ quan đầu não của Nam Bộ và Khu 8, phối hợp với chiến trường Bắc Bộ và đối phó với kế hoạch tổng phản công của ta. Tiểu đoàn nhanh chóng hành quân đánh địch, bẻ gãy cuộc càn bao vây của địch. Sau chiến thắng Đồng Tháp Mười, bài ca hùng tráng “Tiểu đoàn 307” (thơ Nguyễn Bính, nhạc Nguyễn Hữu Trí) ra đời đã đi vào tâm hồn nhiều thế hệ người dân Việt Nam. Tiểu đoàn 307 xuất hiện ở đâu quân Pháp cũng khiếp sợ, đi đến đâu cũng mang tin chiến thắng làm nức lòng quân dân cả nước. Tình thương yêu của nhân dân đối với Tiểu đoàn 307 mộc mạc, chân thành mà sâu sắc, tự nhiên nhưng rất thực tế, từ nắm tro bà mẹ rắc trên chiếc cầu trơn trợt để bộ đội dễ đi qua, cho đến chiếc cán thương binh trên đôi vai của chị em dân công dưới làn mưa bom lửa đạn; từ rổ khoai, nải chuối cho bộ đội ven đường khi bộ đội hành quân khuya qua làng, từ những bữa ăn thịnh soạn của bà con đến nỗi vui mừng của xóm làng của mẹ chiến sĩ khi bộ đội thắng trận trở về:

“Sau thắng trận, đồng bào hễ hả

Nỗi vui mừng kể siết được đâu

Quân dân nghĩa nặng tình sâu

Cùng nhau giết giặc, công đầu các con”

Chính từ những tình cảm quý báu ấy của đồng bào, Tiểu đoàn 307 như đã được tiếp thêm sức mạnh, làm nên những chiến công vang dội, hiển hách… Với những cái tên còn rất trẻ đó là một Tạ Văn Bang trong trận Mộc Hóa khi truy kích địch bị thương dập nát bàn tay trái, bàn tay lủng lẳn máu chảy dầm dề, anh nhờ đồng đội cắt giúp cho đỡ vướng. Thấy đồng đội ngần ngại vì sợ mình đau, anh rút mã tấu trên lưng, tay phải chặt tay trái đứt phăng. Anh Bang tiếp tục xông lên với khẩu tiểu liên bắn bằng một tay, đạn nã liên tiếp vào quân địch. Còn có một tiểu đoàn trưởng Đỗ Huy Rừa chỉ huy trận đánh Tháp Mười tơi bời tan tác “tôi quyết cùng các đồng chí tử chiến với địch phen này” câu nói của anh như hiệu triệu, thúc giục những trái tim ngoan cường quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh. Những người trẻ anh hùng như trinh sát 16 tuổi Nguyễn Văn Xe, cầm cờ vượt rào xung phong lên trước, máu của anh thấm đỏ lá cờ, thúc giục các chiến sĩ Đại đội 931 xông lên hạ đồn Bắc Sa Ma, chiến công mở đầu thắng lợi cho Tiểu đoàn 307 trong chiến dịch Cầu Kè. Còn và còn rất nhiều những tấm gương trẻ tuổi chiến đấu dũng cảm quên mình, ở tiểu đội nào cũng có, “đánh giặc là phải gan dạ, mưu trí” vì các chiến sĩ đã luôn khắc ghi trong tim về:

Buổi xuất quân tiểu đoàn năm ấy

Cả tiểu đoàn thề dưới sao vàng

Người chiến sĩ tiếc gì máu rơi

Buổi xuất quân tiểu đoàn năm ấy

Nguyện một lòng gìn giữ non sông”.

Ngay từ ngày đầu thành lập cho đến khi tập kết ra Bắc, Tiểu đoàn đã đánh trên 110 trận và giành nhiều chiến thắng đi vào lịch sử. Tiểu đoàn đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu cao quí Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân năm 2005. Năm 1988, những người lính năm xưa đã tụ họp về Bến Tre dự lễ kỷ niệm 40 năm ngày xuất quân của Tiểu đoàn 307 và khánh thành bia lưu niệm ở xã Đại Điền. Ngày 04-7-2018, tại Trung tâm Văn hóa - Thể thao xã Đại Điền, Ủy ban nhân nhân huyện phối hợp với Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Bến Tre long trọng tổ chức kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống Tiểu đoàn 307, khánh thành Bia lưu niệm và đón nhận Di tích lịch sử cấp tỉnh nơi xuất quân Tiểu đoàn 307 và nơi thành lập Tiểu đoàn 310.

Khi nhắc đến Tiểu đoàn 307 chúng ta như cảm thấy sự mạnh mẽ, quyết tâm hừng hực khí thế khi xuất quân, sức mạnh của Tiểu đoàn như lốc xoáy tiến vào trận đánh. Kế thừa và phát huy những thành quả đã đạt được, những truyền thống hào hùng của Tiểu đoàn 307 nói riêng và đân tộc Việt Nam nói chung, những công dân trong thời bình, chúng ta đã và đang tập trung mọi nguồn lực, sức mạnh nhằm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc mà các bác, các chú, các anh đã dành tất cả tuổi thanh xuân, xương máu và mạng sống để giành lại bằng một niềm tin, khát vọng phát triển đất nước được phồn vinh, hạnh phúc.

Nhận xét và đánh giá


Tất cả
(Từ tổng số nhận xét)

Lịch trình mẫu

Lưu trú

Ẩm thực

Giải trí