Khu di tích thảm sát Cầu Hòa
Khu di tích thảm sát Cầu Hòa

Giới thiệu

Giá: Miễn phí

Số điện thoại: 3.862276

Thời gian tham quan tại một điểm: 120 phút

Mở cửa: 7:00 SA - Đóng cửa: 6:00 CH

Email: ttxtdlbt@gmail.com

Địa chỉ: ấp Cầu Hòa Xã Phong Nẫm, Huyện Giồng Trôm, Tỉnh Bến Tre

Di tích thảm sát Cầu Hòa là một di tích câm thù tiêu biểu của tỉnh Bến Tre trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp lần thứ II, là nơi thực dân Pháp tàn sát dã man 286 người dân vô tội, những người chết đa số là người già, phụ nữ và trẻ em, đánh dấu quá trình xâm lược của thực dân Pháp. Ngày 10 tháng 01 năm 1947 (nhằm ngày 19.12.1946 âm lịch) bọn lính Lê Dương cùng Leon Leroy đã đỗ quân càn quét ấp Cầu Hòa và ấp Kinh Cũ xã Phong Nẫm. Với khẩu hiệu “phá sạch, giết sạch, đốt sạch” bọn chúng gặp ai giết nấy không chừa một sinh vật nào. Chúng giết người rất giã man, bắt cả gia đình đến xếp hàng rồi bắn, đâm người bằng lưỡi lê cho đến chết, xô người vào lửa đỏ, phụ nữ mang thai đến gần ngày sinh bị bắt lột hết quần áo dùng giày đạc lên bụng cho lòi thai nhi rồi nổ súng bắn chết...Có gia đình bị tàn sát không còn một ai sống sót, người chết phần lớn không còn toàn vẹn thi thể, không có đủ ... Xem thêm

Bản đồ

Giới thiệu

×

Di tích thảm sát Cầu Hòa là một di tích câm thù tiêu biểu của tỉnh Bến Tre trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp lần thứ II, là nơi thực dân Pháp tàn sát dã man 286 người dân vô tội, những người chết đa số là người già, phụ nữ và trẻ em, đánh dấu quá trình xâm lược của thực dân Pháp. Ngày 10 tháng 01 năm 1947 (nhằm ngày 19.12.1946 âm lịch) bọn lính Lê Dương cùng Leon Leroy đã đỗ quân càn quét ấp Cầu Hòa và ấp Kinh Cũ xã Phong Nẫm. Với khẩu hiệu “phá sạch, giết sạch, đốt sạch” bọn chúng gặp ai giết nấy không chừa một sinh vật nào. Chúng giết người rất giã man, bắt cả gia đình đến xếp hàng rồi bắn, đâm người bằng lưỡi lê cho đến chết, xô người vào lửa đỏ, phụ nữ mang thai đến gần ngày sinh bị bắt lột hết quần áo dùng giày đạc lên bụng cho lòi thai nhi rồi nổ súng bắn chết...Có gia đình bị tàn sát không còn một ai sống sót, người chết phần lớn không còn toàn vẹn thi thể, không có đủ quan tài để chôn, những người chết còn chôn chung một huyệt từ 2 đến 11 người

Đây là cuộc thảm sát dã man nhất, điển hình nhất của Thực dân pháp với đồng bào Bến Tre. Nhằm ôn lại truyền thống đấu tranh của nhân dân ta, giáo dục truyền thống yêu nước cho các thế hệ mai sau, chính quyền và nhân dân xã Phong Nẫm xây dựng bia căm thù vào năm 1985. Sau này khu trưng bày một số tư liệu, hình ảnh, hiện vật được xây dựng vào ngày 29 tháng 12 năm 2005 và được khánh thành dịp kỷ niệm 60 năm ngày giỗ mất của 286 người dân vô tội bị thực dân Pháp tàn sát. Di tích hiện tọa lạc tại ấp Cầu Hòa xã Phong Nẫm, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre, cách thành phố Bến Tre 11 km. Di tích được công nhận là di tích lịch sử cấp Quốc gia. Hàng năm vào ngày Giỗ Hội (19 tháng chạp âm lịch), chính quyền và nhân dân đến đặt vòng hoa và thắp hương tưởng niệm những người dân vô tội bị thực dân pháp tàn sát.

Nhận xét và đánh giá


Tất cả
(Từ tổng số nhận xét)

Lịch trình mẫu

Lưu trú

Ẩm thực

Giải trí