Đình Long Phụng
Đình Long Phụng
Đình Long Phụng
Đình Long Phụng
Đình Long Phụng
Đình Long Phụng
Đình Long Phụng
Đình Long Phụng
Đình Long Phụng
Đình Long Phụng
Đình Long Phụng

Giới thiệu

Giá: Miễn phí

Số điện thoại: 0753741689

Thời gian tham quan tại một điểm: 60 phút

Mở cửa: 7:00 SA - Đóng cửa: 6:00 CH

Email: ttvhbinhdai@gmail.com

Địa chỉ: ấp Long Hòa 2, xã Long Định, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre Xã Long Định, Huyện Bình Đại, Tỉnh Bến Tre

Đình Long Phụng là đình làng thứ 5 của tỉnh Bến Tre được công nhận di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia. Đình Long Phụng là công trình kiến trúc nghệ thuật tiêu biểu của vùng đất Bình Đại từ đầu thế kỷ 20, vẫn còn tương đối nguyên vẹn. Đình được tu sửa kiên cố bằng gạch vào năm 1970 và tồn tại cho đến ngày nay. Hàng năm, đình tổ chức lễ cúng: Khai Sơn (mùng 7 tháng Giêng), Thượng Nguyên (rằm tháng Giêng), Tết Đoan Ngọ, Hạ Nguyên (rằm tháng 10), Thượng Điền…  Đình Long Phụng. Đình Long Phụng thuộc ấp Long Hòa 2, xã Long Định, huyện Bình Đại được khởi dựng từ đầu năm 1833, đến cuối năm 1834 hoàn thành, với kiến trúc ban đầu bằng cây lá đơn sơ ở vị trí khác vị trí đình hiện nay. Nhận thấy vị trí không thuận lợi cho việc xây đình, ông Đỗ Văn Phủ, một người có uy tín trong làng (ấp) khởi xướng việc di dời đình đến địa điểm mới và chủ trì công việc xây dựng đình. Đình bắt đầu được xây dựng lại cuối năm 1913, đến cuối năm 1916 hoàn thành với ... Xem thêm

Bản đồ

Giới thiệu

×

Đình Long Phụng là đình làng thứ 5 của tỉnh Bến Tre được công nhận di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia.

Đình Long Phụng là công trình kiến trúc nghệ thuật tiêu biểu của vùng đất Bình Đại từ đầu thế kỷ 20, vẫn còn tương đối nguyên vẹn. Đình được tu sửa kiên cố bằng gạch vào năm 1970 và tồn tại cho đến ngày nay. Hàng năm, đình tổ chức lễ cúng: Khai Sơn (mùng 7 tháng Giêng), Thượng Nguyên (rằm tháng Giêng), Tết Đoan Ngọ, Hạ Nguyên (rằm tháng 10), Thượng Điền…  Đình Long Phụng.

Đình Long Phụng thuộc ấp Long Hòa 2, xã Long Định, huyện Bình Đại được khởi dựng từ đầu năm 1833, đến cuối năm 1834 hoàn thành, với kiến trúc ban đầu bằng cây lá đơn sơ ở vị trí khác vị trí đình hiện nay. Nhận thấy vị trí không thuận lợi cho việc xây đình, ông Đỗ Văn Phủ, một người có uy tín trong làng (ấp) khởi xướng việc di dời đình đến địa điểm mới và chủ trì công việc xây dựng đình. Đình bắt đầu được xây dựng lại cuối năm 1913, đến cuối năm 1916 hoàn thành với quy mô lớn hơn đình cũ và ở vị trí như hiện nay. 

Khuôn viên đình Long Phụng có tổng diện tích 2.580 m2, trong đó diện tích xây dựng ngôi đình là 750m2. Đình được xây dựng với vách bằng gạch, mái lợp ngói âm dựng, hệ thống cột, kèo, rui bằng gỗ giáng hương, nền lát gạch theo kiến trúc cổ truyền với các gian võ ca, võ quy và chính điện được xây dựng nối liền nhau. Cấu trúc này tạo cho đình có hình chữ Đinh. Qua cổng đình có bức bình phong, bàn thờ Thần nông và hai ngôi miếu là miếu Ông Hổ (Sơn quân) và miếu Ngũ Hành. 

Gian chính điện được xem là phần chính của đình Long Phụng, nhiều công trình kiến trúc tập trung ở đây. Gian này có kiến trúc 3 gian, chái bát dần theo kiểu tứ trụ với vách gạch, nền lát gạch bông, mái lợp ngói âm dương. Nóc đình trang trí nhiều đồ án sắc sảo, sống động như long ẩn vân, lưỡng long tranh châu, cá hóa long… Ngoài ra, gian chính điện còn lưu giữ nhiều hiện vật có giá trị như: long đình, khánh thờ, hương án, liễn áp cột, lỗ bộ, hoành phi. Khánh thờ được chạm trổ thành ba lớp, với trang trí nhiều hoa văn sắc sảo trong bộ tứ linh, tứ quý… Một số đồ án đặc biệt trang trí theo kiểu long hổ hội ở bình phong, bàn thờ Thần nông và cuồng long trên nóc. 

Gian võ quy được xem là gian quan trọng của đình, vì tất cả các trang trí cũng như hoa văn đặc biệt đều được thể hiện ở đây, gồm: ba hương án, ba cặp quy – hạc, chính hoành phi (trong đó có 3 hoành phi dạng cuốn thư)... Đặc biệt, các đầu cây xuyên phần tiếp giáp với gian võ ca được chạm khắc thành đầu rồng sắc sảo và phía trên đầu các câu đối ở gian này đều được trang trí thêm một mảnh gỗ riêng có hình tứ giác chạm lộng tứ linh. 

Bên cạnh đó, đình còn lưu giữ hai sắc phong: sắc Bổn Cảnh Thành Hoàng và sắc Đại Càn Quốc gia Nam Hải tứ vị tôn thần được vua Tự Đức phong tặng vào ngày 29 tháng 11 năm Tự Đức năm thứ 5 (1852). 

Nhận xét và đánh giá


Tất cả
(Từ tổng số nhận xét)

Lịch trình mẫu

Lưu trú

Ẩm thực

Giải trí