Đền Thờ Lãnh Binh Thăng
Đền Thờ Lãnh Binh Thăng
Đền Thờ Lãnh Binh Thăng

Giới thiệu

Giá: Miễn phí

Số điện thoại: 02753822233

Thời gian tham quan tại một điểm: 120 phút

Mở cửa: 7:00 SA - Đóng cửa: 6:00 CH

Email: banbientap.svhttdl@bentre.gov.vn

Địa chỉ: Mỹ Thạnh, Giồng Trôm, Bến Tre Phường 4, Huyện Giồng Trôm, Tỉnh Bến Tre

Khu mộ và Đền thờ Lãnh binh  Nguyễn Ngọc Thăng tọa lạc tại ấp Căn Cứ, xã Mỹ Thạnh, huyện Giồng Trôm, là di tích lịch sử lưu niệm danh nhân được xếp hạng cấp quốc  gia ngày 7 tháng 5 năm 1997 theo quyết định số 985-QĐ/VH. Di tích cách thành phố Bến Tre khoảng 8km.  Lãnh binh Nguyễn Ngọc Thăng không chỉ là một vị anh hùng chống giặc ngoại xâm, ông còn là người có công góp sức với các thế hệ cư dân khai hoang, tạo lập nên vùng Mỹ Lồng trù phú như ngày nay. Ông sinh năm 1798, người thôn Lương Thạnh, huyện Bảo Hựu, tỉnh Vĩnh Long. Ông rất thông minh, giỏi về văn chương và võ nghệ. Ông dấn thân vào con đường binh nghiệp là cai cơ đồn điền ở huyện Bảo Hựu dưới đời vua Thiệu Trị. Tên tuổi ông gắn liền với địa danh đồn Cây Mai và các trận đánh phía Tây đại đồn Chí Hòa cho đến ngày đồn Chí Hòa bị thất thủ. Ông còn nổi tiếng với chiến thuật "trận giặc mù u" dùng mù u để đánh giặc. Sau khi mất thành Gia Định và ... Xem thêm

Bản đồ

Giới thiệu

×

Khu mộ và Đền thờ Lãnh binh  Nguyễn Ngọc Thăng tọa lạc tại ấp Căn Cứ, xã Mỹ Thạnh, huyện Giồng Trôm, là di tích lịch sử lưu niệm danh nhân được xếp hạng cấp quốc  gia ngày 7 tháng 5 năm 1997 theo quyết định số 985-QĐ/VH. Di tích cách thành phố Bến Tre khoảng 8km.

 Lãnh binh Nguyễn Ngọc Thăng không chỉ là một vị anh hùng chống giặc ngoại xâm, ông còn là người có công góp sức với các thế hệ cư dân khai hoang, tạo lập nên vùng Mỹ Lồng trù phú như ngày nay. Ông sinh năm 1798, người thôn Lương Thạnh, huyện Bảo Hựu, tỉnh Vĩnh Long. Ông rất thông minh, giỏi về văn chương và võ nghệ. Ông dấn thân vào con đường binh nghiệp là cai cơ đồn điền ở huyện Bảo Hựu dưới đời vua Thiệu Trị. Tên tuổi ông gắn liền với địa danh đồn Cây Mai và các trận đánh phía Tây đại đồn Chí Hòa cho đến ngày đồn Chí Hòa bị thất thủ. Ông còn nổi tiếng với chiến thuật "trận giặc mù u" dùng mù u để đánh giặc. Sau khi mất thành Gia Định và Định Tường, lãnh binh Nguyễn Ngọc Thăng đưa quân về Gò Công, phối hợp với nghĩa quân Trương Định tham gia đánh Pháp trong suốt thời gian ông trú quân ở đây, tiêu biểu nhất là trận giao chiến với Pháp tại căn cứ " đám lá tối trời". Trong trận này ông bị trúng đạn và đã hy sinh vào ngày rằm tháng 5, năm Bính Tuất (tức ngày 27/6/1866). Ngày 15 tháng 5 âm lịch hàng năm được chọn làm ngày giỗ tại khuôn viên di tích. Khuôn viên di tích bao gồm khu mộ Lãnh binh Nguyễn Ngọc Thăng và đền thờ. Về phần khu mộ, nhân dân địa phương cùng gia đình luôn cố gắng gìn giữ ngôi mộ ông. Việc gìn giữ và thờ cúng phần mộ của một vị anh hùng chống Pháp không phải là một việc dễ dàng trước mắt của chính quyền thực dân Pháp, vì vậy để bảo vệ nguyên vẹn phần mộ của ông, nhân dân địa phương đã làm những mộ bia xung quanh để thực dân Pháp không biết mộ nào là thật, mộ nào giả để phá hoại. Đền thờ Lãnh binh Nguyễn Ngọc Thăng trước kia là đình Mỹ Thạnh xây dựng từ lâu đời, nhưng do chiến tranh phá hoại nên hư hỏng nhiều. Đến năm 1960 thì đình được tu sửa và gìn giữu cho đến ngày hôm nay. Ban đầu việc thờ cúng ông được đặt tại một ngôi miếu nhỏ ở làng. Cho đến năm 1973, ông Nguyễn Văn Trân đã đặt khắc bài vị tên ông và mang về chùa "Hòa Đồng tôn giáo" thờ. Ngày 15/5/1984 âm lịch, được sự lãnh đạo của chính quyền địa phương, các vị bô lão và nhân dân địa phương thỉnh bài vị lãnh binh từ chùa về đình Mỹ Thạnh và thờ như một vị thần trong làng. Và từ đó, đình Mỹ Thạnh được đổi tên thành đền thờ Lãnh binh Nguyễn Ngọc Thăng.

Nhận xét và đánh giá


Tất cả
(Từ tổng số nhận xét)

Lịch trình mẫu

Lưu trú

Ẩm thực

Giải trí