Đền Thờ Lê Quan Quan (Tán Kế)
Đền Thờ Lê Quan Quan (Tán Kế)
Đền Thờ Lê Quan Quan (Tán Kế)

Giới thiệu

Giá: Miễn phí

Số điện thoại: 3.882615

Thời gian tham quan tại một điểm: 120 phút

Mở cửa: 7:00 SA - Đóng cửa: 6:00 CH

Email: ttxtdlbt@gmail.com

Địa chỉ: 6F6X+H5C Xã Châu Hòa, Huyện Giồng Trôm, Tỉnh Bến Tre

Lê Quang Quan, Bí danh: Tự Kế, sinh tại làng Mỹ Chánh, huyện Bảo An, phủ Hoằng Trị, tỉnh Vĩnh Long (nay là xã Mỹ Thạnh, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre). Ông nội cụ là Lê Quang Mưu, quê quán ở Bình Định vào đất Ba Tri lập nghiệp. Kế thừa tinh thần thượng võ của ông cha nơi quê cũ, ông luyện tập võ nghệ khá tinh thông. Khi lớn lên, ông đăng lính triều đình. Sau khi triều đình Huế ký hòa ước năm 1862, nhường 3 tỉnh miền đông cho Pháp, Lê Quang Quan cùng với một số binh sĩ khác bất mãn, bỏ ngũ, trở về quê (xã Mỹ Thạnh, huyện Ba Tri).  Tháng 6/1867, giặc Pháp tiến đánh 3 tỉnh miền Tây, trong đó có Bến Tre. Ông đứng ra chiêu binh, phát động khởi nghĩa chống Pháp tại vùng đất  Ba Châu (Châu Phú, Châu Thới và Châu Bình), được nhân dân nhiệt tình hưởng ứng. Cuộc khởi nghĩa của ông đã gây cho đối phương nhiều tổn thất, nhưng do sự chênh lệch về trang thiết bị, kỹ thuật, vũ khí, lại thiếu kinh nghiệm chiến đấu nên lực lượng khởi nghĩa sau ... Xem thêm

Bản đồ

Giới thiệu

×

Lê Quang Quan, Bí danh: Tự Kế, sinh tại làng Mỹ Chánh, huyện Bảo An, phủ Hoằng Trị, tỉnh Vĩnh Long (nay là xã Mỹ Thạnh, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre). Ông nội cụ là Lê Quang Mưu, quê quán ở Bình Định vào đất Ba Tri lập nghiệp. Kế thừa tinh thần thượng võ của ông cha nơi quê cũ, ông luyện tập võ nghệ khá tinh thông. Khi lớn lên, ông đăng lính triều đình. Sau khi triều đình Huế ký hòa ước năm 1862, nhường 3 tỉnh miền đông cho Pháp, Lê Quang Quan cùng với một số binh sĩ khác bất mãn, bỏ ngũ, trở về quê (xã Mỹ Thạnh, huyện Ba Tri).

 Tháng 6/1867, giặc Pháp tiến đánh 3 tỉnh miền Tây, trong đó có Bến Tre. Ông đứng ra chiêu binh, phát động khởi nghĩa chống Pháp tại vùng đất  Ba Châu (Châu Phú, Châu Thới và Châu Bình), được nhân dân nhiệt tình hưởng ứng. Cuộc khởi nghĩa của ông đã gây cho đối phương nhiều tổn thất, nhưng do sự chênh lệch về trang thiết bị, kỹ thuật, vũ khí, lại thiếu kinh nghiệm chiến đấu nên lực lượng khởi nghĩa sau nhiều lần đụng độ đã bị thiệt hại nặng nề. Cuộc khởi nghĩa của người anh hùng Lê Quang Quan tuy thất bại, nhưng tinh thần yêu nước bất khuất, kiên cường, dũng cảm chiến đấu chống giặc ngoại xâm của ông và nghĩa quân mãi mãi là niềm tự hào của dân tộc, của quê hương. Cảm phục về cái chết của ông, nhân dân địa phương đã lập đền thờ Ông ngay tại quê nhà (xã Mỹ Thạnh, huyện Ba Tri, mộ cũng được chôn cất ở đây). Để tưởng nhớ đến người anh hùng Tán Kế, một đền thờ khác cũng được xây dựng tại nơi Ông hy sinh (ấp Thới Hòa, xã Châu Hòa, huyện Giồng Trôm).  Di tích Miếu thờ và mộ Tán Kế Lê Quang Quan được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh. Hàng năm vào ngày mất của cụ, chính quyền và nhân dân xã tổ chức lễ kỷ niệm ngày mất.

Nhận xét và đánh giá


Tất cả
(Từ tổng số nhận xét)

Lịch trình mẫu

Lưu trú

Ẩm thực

Giải trí