Lăng mộ Võ Trường Toản và đền thờ
Lăng mộ Võ Trường Toản và đền thờ
Lăng mộ Võ Trường Toản và đền thờ
Lăng mộ Võ Trường Toản và đền thờ
Lăng mộ Võ Trường Toản và đền thờ
Lăng mộ Võ Trường Toản và đền thờ
Lăng mộ Võ Trường Toản và đền thờ
Lăng mộ Võ Trường Toản và đền thờ
Lăng mộ Võ Trường Toản và đền thờ

Giới thiệu

Giá: Miễn phí

Số điện thoại: 02753822233

Thời gian tham quan tại một điểm: 120 phút

Mở cửa: 7:00 SA - Đóng cửa: 6:00 CH

Email: banbientap.svhttdl@bentre.gov.vn

Địa chỉ: ấp Thạnh Nghĩa, xã Bảo Thạnh, Huyện Ba Tri, Xã Bảo Thạnh, Huyện Ba Tri, Tỉnh Bến Tre

Di tích mộ Võ Trường Toản là một di tích Quốc gia toạ lạc tại xã Bảo Thạnh, huyện Ba Tri được công nhận theo quyết định số 95-1998-QĐ/BVHTT ngày 24 tháng 01 năm 1998 của Bộ Văn hoá - Thông tin. Cụ Võ Trường Toản là một nhà nho lớn, một nhà giáo tài ba, lỗi lạc ở Miền nam Việt Nam trong thế kỷ 18. Cụ là người không ham danh lợi, nghĩa khí cứng cỏi và trong sạch. Cụ sống ẩn dật, không ra làm quan cho Tây Sơn cũng như Chúa Nguyễn. Ngày mùng 9 tháng 6 năm Nhâm Tý (tức ngày 27 tháng 7 năm 1792), cụ Võ Trường Toản mất tại làng Hoà Hưng, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định và được an táng tại đây. Hay tin cụ mất, Chúa Nguyễn cảm mến, tiếc thương ban hiệu là “ Gia Định Xử sĩ Sùng Đức Võ tiên sinh”, cho lập mộ và nhà thờ đề hương khói. Cụ Võ mất, không có con cái nhưng mọi người đều cảm mến ân đức cụ, các thế hệ học trò đều hết mực tôn kính xem Cụ như cha. Học trò của Cụ có nhiều nhân ... Xem thêm

Bản đồ

Giới thiệu

×

Di tích mộ Võ Trường Toản là một di tích Quốc gia toạ lạc tại xã Bảo Thạnh, huyện Ba Tri được công nhận theo quyết định số 95-1998-QĐ/BVHTT ngày 24 tháng 01 năm 1998 của Bộ Văn hoá - Thông tin.

Cụ Võ Trường Toản là một nhà nho lớn, một nhà giáo tài ba, lỗi lạc ở Miền nam Việt Nam trong thế kỷ 18. Cụ là người không ham danh lợi, nghĩa khí cứng cỏi và trong sạch. Cụ sống ẩn dật, không ra làm quan cho Tây Sơn cũng như Chúa Nguyễn. Ngày mùng 9 tháng 6 năm Nhâm Tý (tức ngày 27 tháng 7 năm 1792), cụ Võ Trường Toản mất tại làng Hoà Hưng, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định và được an táng tại đây. Hay tin cụ mất, Chúa Nguyễn cảm mến, tiếc thương ban hiệu là “ Gia Định Xử sĩ Sùng Đức Võ tiên sinh”, cho lập mộ và nhà thờ đề hương khói. Cụ Võ mất, không có con cái nhưng mọi người đều cảm mến ân đức cụ, các thế hệ học trò đều hết mực tôn kính xem Cụ như cha. Học trò của Cụ có nhiều nhân tài như Trịnh Hoài Đức, Lê Quang Định, Ngô Nhân Tịnh…Năm 1866, Kinh lược xứ Phan Thanh Giản bàn với Đốc học Vĩnh Long lúc bấy giờ là Nguyễn Thông cho lập bài vị thờ Cụ Võ Trường Toản tại Văn Thánh Miếu tại Vĩnh Long. Khi ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ rơi vào tay thực dân Pháp, Phan Thanh Giản không muốn xương cốt của bậc danh nhân nằm trong vùng đất bị giặc xâm lược, đã cùng với Đốc học tỉnh Vĩnh Long Nguyễn Thông, Hiệp trấn tỉnh An Giang Phạm Hữu Chánh đã bàn việc cải táng hài cốt Cụ Võ Trường Toản. Ngày 28 tháng 10 năm Tự Đức thứ 18, đưa di hài Cụ, vợ và con về an táng tại làng Bảo Thạnh (nay là xã Bảo Thạnh, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre).

Ngôi mộ Cụ xây dựng theo hướng Đông Bắc, xung quanh trồng nhiều loại cây như: dầu, phượng, xứ…tạo nên một tổng thể hài hoà với thiên nhiên. Nền mộ được xây dựng với chiều dài 30m, rộng 25m tráng xi măng xung quanh có xây hàng rào bằng tường gạch để bảo vệ. Ngôi mộ được tu bổ nhiều lần. Năm 1995, trường Võ Trường Toản ở quận 1 thành phố Hồ Chí Minh ủng hộ kinh phí cùng ngân sách tỉnh để xây dựng nâng cấp khu mộ. Đến năm 1997, hạng mục nhà thờ được xây trong khuôn viên di tích.

Năm 2012 di tích được trùng tu lớn với các hạng mục: Đền thờ được xây mới với hai tầng mái, bốn hàng cột gỗ căm xe, mái lợp ngói ống; Khu mộ Cụ Võ Trường Toản, vợ và con; tôn tạo sân trước Đền thờ. Ngày mùng 9 tháng 6 âm lịch hàng năm nhân dân trong vùng đến thấp hương tưởng nhớ Cụ.

Kỷ niệm 230 năm Ngày mất Nhà giáo Võ Trường Toản

Nhân kỷ niệm 230 năm Ngày mất Nhà giáo Võ Trường Toản (09/6/1792 - 09/6/2022 Âl), để tưởng nhớ đến tấm gương thanh cao, công đức mở mang huấn dục, tinh thần yêu nước của Nhà giáo Võ Trường Toản qua đó phát huy truyền thống hiếu học, tinh thần “Tôn sư trọng đạo” cho thế hệ hôm nay,

Bảo tàng Bến Tre phối hợp cùng UBND xã Bảo Thạnh, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre tổ chức Lễ Dâng hương vào sáng ngày 07/7/2022 nhằm ngày mùng 9 tháng 6 năm Nhâm Dần tại Di tích Quốc gia Mộ và Khu lưu niệm Võ Trường Toản.

Ảnh Lễ dâng hương tại Di tích Quốc gia Mộ và Khu lưu niệm Võ Trường Toản

Võ Trường Toản người huyện Bình Dương, phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định (không rõ năm sinh, cũng như không rõ gốc gác, chỉ biết ông là người học rộng, tài cao, thông đạt kim cổ...).

Trong thời chiến tranh Tây Sơn - Nguyễn Ánh, ông ở ẩn nơi quê, mở trường dạy học, từ chối mọi điều ban phát, không tham gia vào chính sự. Trong hàng trăm học trò do ông đào tạo, có những người nổi tiếng như Ngô Tùng Châu - bề tôi trung nghĩa, bậc khai quốc công thần của triều Nguyễn; là Trịnh Hoài Đức, Lê Quang Định, Ngô Nhân Tịnh - được người đời xưng tụng là “Gia định tam gia” do tài thơ và tài văn võ song toàn của họ; là Phạm Ngọc Uẩn, Lê Bá Phẩm - những học trò giỏi; là ông Chiêu ông Trúc - hai nhà ẩn dật đức hạnh thanh cao…Những nho sĩ Nam Kỳ sau Võ Trường Toàn, dù không học Cụ, nhưng cũng coi Cụ là thầy, như Phan Thanh Giản - vị tiến sĩ đầu tiên của Nam Kỳ, Nguyễn Thông - nhà thơ, nhà giáo hàng đầu của Nam Kỳ, như Nguyễn Đình Chiểu - thầy thuốc, thầy giáo, nhà thơ của sĩ dân Lục tỉnh Nam Kỳ …

Võ Trường Toản mất ngày mùng 9 tháng 6 năm Nhâm Tý, tức 27/7/1792. Để tưởng nhớ công đức của thầy, học trò cũ đã tặng ông đôi liễn:

"Sinh tiền giáo huấn đắc nhân, vô tử nhi hữu tử

Một hậu thịnh danh tại thế, tuy vong giả bất vong”

(Dịch nghĩa: Lúc sống dạy dỗ người, không con mà như có. Chết, tiếng tăm còn để mất mà chẳng mất).

Ảnh Khu mộ Cụ Võ Trường Toản, vợ và con gái.

Khi ba tỉnh miền Đông rơi vào tay giặc Pháp, một số sĩ phu ở Gia Định (trong đó có Phan Thanh Giản, Nguyễn Thông, Phạm Hữu Chánh, Trường Gia Hội) không muốn cụ Võ Trường Toản nằm lại trong vùng bị tạm chiếm, đã chủ trương dời phần mộ về làng Bảo Thạnh (nay thuộc xã Bảo Thạnh, huyện Ba Tri).

Những tác phẩm của cụ Võ Trường Toản hầu như bị thất lạc... nay chỉ còn lưu truyền một bài phú duy nhất, bài Hoài cổ phú dài 24 câu. Tác giả bài phú muốn ký thác vào đó tâm sự cùng quan niệm về đời, về người cùng những gì mà ông đã chứng kiến trong một giai đoạn lịch sử đầy biến động.

Nhận xét và đánh giá


Tất cả
(Từ tổng số nhận xét)

Lịch trình mẫu

Lưu trú

Ẩm thực

Giải trí