Đình Phú Lễ

Giới thiệu

Giá: Miễn phí

Số điện thoại: 02753822233

Thời gian tham quan tại một điểm: 120 phút

Mở cửa: 7:00 SA - Đóng cửa: 6:00 CH

Email: banbientap.svhttdl@bentre.gov.vn

Địa chỉ: Xã Phú Lễ, Huyện Ba Tri, Tỉnh Bến Tre

Đình Phú Lễ được công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia vào năm 1993, được xem là một những ngôi đình tiêu biểu ở cù lao Bảo “Nhất Phú Cường, nhì Phú Lễ”. Đình không chỉ nổi tiếng về qui mô rộng lớn, kiến trúc bề thế của nó, mà còn thể hiện ở những công trình điêu khắc nghệ thuật trang trí bên trong và cảnh quang chung quanh của ngôi đình. Ngày 14/4/1896, ông Lê Văn Sùng hiến đất để dựng đình, lúc này đình chỉ được xây đơn sơ, mái lá, cột cây, vách ván. Năm 1923, đình được xây khang trang hơn nhờ vào sự vận động của 12 vị hội tề. Ngôi đình lúc bấy giờ có 10 gian: 6 gian chính liền mái và 4 gian phụ. Năm 1945, do chiến tranh, nên các vị hội tề và Ban khánh tiết vận động nhân dân tháo dỡ di dời tất cả kết cấu, cột gỗ, vật dụng trong đình đem ngâm ở đìa và đem ra ngoài rừng cây trâm bầu để giấu. Còn các dụng cụ đồng thau thì các cụ ở đình hưởng ứng “tuần lễ đồng ... Xem thêm

Bản đồ

Giới thiệu

×

Đình Phú Lễ được công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia vào năm 1993, được xem là một những ngôi đình tiêu biểu ở cù lao Bảo “Nhất Phú Cường, nhì Phú Lễ”. Đình không chỉ nổi tiếng về qui mô rộng lớn, kiến trúc bề thế của nó, mà còn thể hiện ở những công trình điêu khắc nghệ thuật trang trí bên trong và cảnh quang chung quanh của ngôi đình. Ngày 14/4/1896, ông Lê Văn Sùng hiến đất để dựng đình, lúc này đình chỉ được xây đơn sơ, mái lá, cột cây, vách ván. Năm 1923, đình được xây khang trang hơn nhờ vào sự vận động của 12 vị hội tề. Ngôi đình lúc bấy giờ có 10 gian: 6 gian chính liền mái và 4 gian phụ. Năm 1945, do chiến tranh, nên các vị hội tề và Ban khánh tiết vận động nhân dân tháo dỡ di dời tất cả kết cấu, cột gỗ, vật dụng trong đình đem ngâm ở đìa và đem ra ngoài rừng cây trâm bầu để giấu. Còn các dụng cụ đồng thau thì các cụ ở đình hưởng ứng “tuần lễ đồng thau”. Đến năm 1950, thì đình mới xây dựng lại tại nền đất cũ. Đây là một trong những công trình mỹ thuật, kiến trúc độc đáo có giá trị cao được thể hiện qua kỹ thuật chạm nổi, chạm lộng, hoành phi, liễn đối, bạc chầu, lá cuốn... Đây là kết quả lao động hết sức công phu của nhóm thợ rước từ miền Trung vào, có tay nghề và trình độ mỹ thuật cao, chất liệu chính là gỗ, kết cấu mộng chốt, kết hợp chặt chẽ với nghệ thuật điêu khắc của các nghệ nhân. Hằng năm, đình Phú Lễ đều tổ chức ngày lễ hội Kỳ yên vào tháng 3 âm lịch và ngày lễ Cầu bông vào tháng 11 âm lịch. Hiện đình Phú Lễ còn lưu giữ Sắc thần từ đời vua Tự Đức ngũ niên (1852) ban cho đình.

Nhận xét và đánh giá


Tất cả
(Từ tổng số nhận xét)

Lịch trình mẫu

Lưu trú

Giải trí