Introdution

Price: Free

Phone:

Time to visit a place: 120 phút

Open Time: 7:00 - Close Time: 17:00

Email: vhttthanhphu@gmail.com

Address: Ấp An Hòa, xã An Nhơn, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre Xã An Nhơn, Huyện Thạnh Phú, Tỉnh Bến Tre

Tượng đài chiến thắng trận đánh ở lộ Giá Thẻ Thời Pháp thuộc, huyện Thạnh Phú gồm 02 tổng Minh Phú và Minh Trị, đươc chia thành 11 làng; trong kháng chiến chống Pháp, năm 1948, do việc đi lại khó khăn, tỉnh Bến Tre quyết định lập thêm 3 xã Giang Hà, Phan Nhứt Tánh và Thạnh Phú 2; năm 1951, 03 xã trên được giải thể và trở về nguyên trạng, hai xã An Quy, An Nhơn nhập lại thành xã Quy Nhơn cho đến sau ngày hiệp định Genève (20-7-1954) mới tách ra như cũ là An Quy và An Nhơn cho đến ngày hôm nay. Di tích chiến thắng Giá Thẻ, tọa lạc tại ấp An Hòa, xã An Nhơn, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre. Từ Trung tâm huyện Thạnh Phú đi về xã An Nhơn (khoảng 10 km) là đến di tích (Tượng đài chiến thắng Giá Thẻ được xây dựng nằm cạnh Quốc lộ 57, gần bờ sông Cầu Ván). Theo các tài liệu lịch sử ghi chép, xã An Nhơn trước đây khi chưa Đồng Khởi năm 1960 có một vị trí chốt đóng quân của địch kế cận bên bờ sông Cầu Ván và ... View more

Map

Introdution

×

Tượng đài chiến thắng trận đánh ở lộ Giá Thẻ

Thời Pháp thuộc, huyện Thạnh Phú gồm 02 tổng Minh Phú và Minh Trị, đươc chia thành 11 làng; trong kháng chiến chống Pháp, năm 1948, do việc đi lại khó khăn, tỉnh Bến Tre quyết định lập thêm 3 xã Giang Hà, Phan Nhứt Tánh và Thạnh Phú 2; năm 1951, 03 xã trên được giải thể và trở về nguyên trạng, hai xã An Quy, An Nhơn nhập lại thành xã Quy Nhơn cho đến sau ngày hiệp định Genève (20-7-1954) mới tách ra như cũ là An Quy và An Nhơn cho đến ngày hôm nay.

Di tích chiến thắng Giá Thẻ, tọa lạc tại ấp An Hòa, xã An Nhơn, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre. Từ Trung tâm huyện Thạnh Phú đi về xã An Nhơn (khoảng 10 km) là đến di tích (Tượng đài chiến thắng Giá Thẻ được xây dựng nằm cạnh Quốc lộ 57, gần bờ sông Cầu Ván).

Theo các tài liệu lịch sử ghi chép, xã An Nhơn trước đây khi chưa Đồng Khởi năm 1960 có một vị trí chốt đóng quân của địch kế cận bên bờ sông Cầu Ván và chợ xã Giao Thạnh có bọn bảo an Bùi Chu trú đóng. Trong thời gian chiếm đóng đồn, địch thường túc trực quân số từ 1 trung đội đến 2 trung đội bảo an, dân vệ. Ngoài ra còn có bọn tổng đoàn dân vệ hàng ngày hành quân kiểm soát và hỗ trợ cho bọn đóng chiếm trên hai khu vực này.

Bọn này rất hung hãng thường phối hợp bọn tổng đoàn dân vệ càn quét, bắt bớ, bắt giết đánh đập nhân dân và thẳng tay đàn áp phong trào đấu tranh chính trị của quần chúng. Chúng tiến hành xây dựng tề xã, ấp, tổ chức dọ thám, gián điệp, kìm kẹp quần chúng; cướp giật tài sản của bà con trong vùng, có một số lính ác ôn thường xuyên lục lạo, bắt bớ, tra tấn nhân dân hết sức dã man.

Do tình hình địch đàn áp quần chúng và gây khó khăn cho phong trào cách mạng địa phương. Tỉnh ủy đã chỉ đạo Đại đội 261 của tỉnh phải tiêu diệt cho được bọn bảo an biệt kích ở vùng này, nhằm mở rộng vùng giải phóng, cổ vũ phong trào cách mạng, phát triển cơ sở và bồi dưỡng sinh lực ta và nâng cao trình độ kĩ thuật chiến đấu lên một bước mới.

Chấp hành mệnh lệnh cấp trên, đại đội 261 do đồng chí Lê Văn Kìa (Chín Sơn) quyền đại đội trưởng, đồng chí Trần Văn Vệ (Mười Thọ) là chính trị viên, sau khi nghiên cứu tình hình địch, lực lượng ta tổ chức chiến đấu. Qua khảo sát thực địa, ta quyết định tiêu diệt địch bằng chiến thuật: công đồn Cầu Ván, phục kích đã viện trên giao thông. Ban chỉ huy sử dụng lực lượng đại đội 261 gồm 3 trung đội và lực lượng địa phương quân với vũ khí trang bị gồm súng trung liên, súng trường…. sẵn sàng tiêu diệt địch hành quân giải tỏa.

Vào lúc 4 giờ sáng ngày 29 -10 -1961, tất cả các lực lượng đã sẵn sàng chiến đấu. Đúng thời điểm hợp đồng, 4 giờ 30 phút lực lượng địa phương quân Thạnh Phú nổ súng tiến công bao vây đồn cầu Ván, buột bọn địch phải tháo chạy, đúng như dự đoán, các cánh quân của ta phục kích, chiến đấu kiên cường, sau gần 6 giờ chiến đấu với sự đáp trả bằng máy bay và vũ khí hiện đại của bọn chi viện, nhưng với ý chí chiến đấu, quyết tâm, lòng dũng cảm kiên cường của quân và dân ta, kết quả trận chiến đấu này, ta đã diệt gọn đại đội bảo an 854 tại Giá Thẻ, tiêu diệt và làm bị thương 48 tên, thu rất nhiều súng các loại.

Có thể thấy, sự kiện chiến thắng Giá Thẻ là trận đánh hào hùng của đại đội 261 và bộ đội địa phương huyện Thạnh Phú, trận đánh đã làm nức lòng và cổ vũ cho phong trào đấu tranh của nhân dân huvện Thạnh Phú ngày càng phát triển mạnh mẽ. Từ thực tiễn trận đánh, lực lượng vũ trang Bến Tre đã rút ra được bài học kinh nghiệm lớn về tác chiến, góp phần vào chiến thắng vang dội ở các trận đánh tiếp đó của đại đội 261.

Sau khi đất nước thống nhất, tỉnh đã xây dựng Tượng chiến thắng tại địa điểm Giá Thẻ, xã An Nhơn nhằm giáo dục truyền thống cho thế hệ hôm nay và mai sau. Tuy nhiên, qua năm tháng, di tích xuống cấp trầm trọng, để bảo tồn và phát huy giá trị di tích, vào tháng 6 năm 2017 Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch làm chủ đầu tư xây dựng lại tượng Đài Giá Thẻ, trên phần đất rộng 1.200 m2. Công trình gồm các hạng mục: tượng đài chiến thắng, sân lễ, cổng tường rào, bồn hoa, sân đường. Tượng đài bằng đá granit gồm 03 nhân vật là 03 chiến sĩ (2 nam, 1 nữ) cầm súng, mỗi nhân vật cao 3,5m kết hợp khối phụ trợ và phần chạm nổi bằng ximăng. Tượng đài bố cục đồng tâm tại vị trí trung tâm khu đất, hệ thống đường nội bộ kết nối lối vào chính và các khu chức năng, diện tích đất còn lại trồng cây xanh, bãi cỏ tạo cảnh quan và lấy bóng mát. Công trình tượng đài chiến thắng sau khi được xây dựng mới, bằng ngôn ngữ tạo hình đã tái hiện lại lịch sử trận đánh, tôn vinh những con người anh dũng, mưu trí và tri ân sự hy sinh to lớn của các chiến sĩ đại đội 261 anh hùng năm xưa. Bên cạnh đó, di tích còn là nguồn sử liệu trực tiếp, cung cấp cho chúng ta những thông tin quan trọng về trang sử hùng tráng của dân tộc, truyền thống hào hùng của ông cha ta, trong quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc, tô thắm thêm truyền thống anh hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam, cụ thể là đại đội 261 anh hùng; tiếp tục khẳng định sự đúng đắn trong lãnh đạo, chỉ đạo chiến lược tài tình, sáng suốt của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh ngay từ khi Mỹ tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.

Để bảo tồn và phát huy giá trị của di tích nhằm giáo dục cho con cháu đời sau về lòng yêu nước, sự đấu tranh kiên cường, bất khuất của ông cha ta, Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre đã Quyết định xếp hạng di tích Sự kiện chiến thắng Giá Thẻ là di tích lịch sử cách mạng kháng chiến cấp tỉnh vào năm 2017.

Review and Evaluation


Alls
(From total review)

Sample Plan

Accommodations

Food

Entertainment