• Chùa Viên Giác - Dấu ấn chùa cổ Bến Tre

    Là một tỉnh thuộc Miền Tây Nam Bộ, du lịch Bến Tre khiến du khách hòa mình trong vẻ đẹp sông nước hữu tình với những vườn trái cây trĩu quả, nguồn thủy sản phong phú, không khí trong lành, thời tiết mát mẻ quanh năm. Không những thế, mảnh đất này còn mang trong mình nét đẹp văn hóa độc đáo, đặc biệt là những ngôi chùa linh thiêng, cổ kính gắn liền quá trình “khai hoang mở cõi” của cư dân Bến Tre xưa.
  • Đình thần - Đình Phú Tự - Nét đẹp trong văn hoá Xứ Dừa

    Lịch sử khai phá của Bến Tre ngót nghét hơn 3 thế kỷ, từ khi vùng này còn hoang sơ “dưới sông sấu lội, trên bờ cọp um” trở nên trù phú với những vườn cây xanh, vườn dừa bạt ngàn, người dân được an cư lạc nghiệp…quá trình khai hoang, mở đất đó đã góp phần tạo nên và để lại dấu ấn văn hoá phong phú trên vùng đất này.
  • Đôi nét lịch sử hình thành và phát triển Đình thần Phú Tự

    Nguyên xưa thôn Phú Tự nằm trong 66 thôn của tổng An Bảo, huyện Tân An, dinh Long Hồ. Đình ban đầu được xây dựng bằng gỗ lá đơn sơ trên gò Xoài, cách trung tâm tỉnh lỵ 2,5 dặm về phía Đông, bốn bề cây cao như rừng, hoa nở tựa gấm, sớm chiều mây khói nổi bay quanh quất, địa thế tuy nhỏ mà nhã thú. Đến năm 1904, ông Trần Văn Khương hiến 1 mẫu đất cùng nhân dân trong vùng mở rộng ngôi đình. Công cuộc xây dựng đình bắt đầu dưới sự chỉ huy của thầy địa lý Nguyễn Trí Mưu.
  • Đình Thần An Hội - Một Nét Văn Hoá Giữa Lòng Thành Phố

    Từ bao đời nay, “cây đa, bến nước, sân đình” là hình ảnh thân quen, gắn bó với đời sống của cộng đồng cư dân người Việt, không chỉ mang giá trị về mặt lịch sử, kiến trúc mà còn là kho tàng chứa đựng văn hóa, giá trị nhân văn mang sức sống mãnh liệt của địa phương. Đình làng ở Nam Bộ nói chung và đình làng ở Bến Tre nói riêng được hình thành lâu đời, trải qua nhiều giai đoạn vẫn giữ nguyên giá trị và được đưa vào hoạt động du lịch như một nét đặc trưng về văn hóa bản địa, giới thiệu đến du khách gần xa.
  • Trưng bày giới thiệu cuộc đời và sự nghiệp danh nhân Nguyễn Đình Chiểu

    Chiều 8/6, tại từ đường họ Nguyễn Đình, xã Phong An, huyện Phong Điền, Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp với UBND huyện Phong Điền tổ chức trưng bày giới thiệu cuộc đời và sự nghiệp danh nhân Nguyễn Đình Chiểu.
  • Nhớ về tiền nhân - cụ Đồ Chiểu - Kỷ niệm 200 năm ngày sinh Danh nhân Nguyễn Đình Chiểu

    ​“Ươm…Trước đèn xem truyện Tây Minh (ơ) Gẫm cười hai chữ nhân tình éo (ờ) le (ớ ơ ờ ươm) …". Có lẽ cụ Đồ Chiểu đã đọc truyện Tây Minh lúc trẻ - khi cơn gia biến chưa xảy đến, khi tấm lòng hiếu nhân chưa lấy đi đôi mắt của người con. Cụ Đồ Chiểu đã rất tâm đắc về truyện Tây Minh khi tên truyện được nhắc ở phần đầu của truyện thơ nôm Lục Vân Tiên. Nghe tiếng hát ru em trong lòng tôi chợt liên tưởng đến hình ảnh cụ Đồ Chiểu, cụ ngồi đọc truyện Tây Minh dưới ánh đèn khuya leo lét. Để rồi cụ “gẫm cười" chuyện mình, chuyện đời éo le.
  • Cổ thụ Bạch Mai tại Đình thần Phú Tự

    ​Nói đến Tết Phương Nam thì hoa mai từ xưa đã xứng danh làm loài hoa đại diện. Vốn nổi bậc với sắc vàng tươi, chờ đến tiết xuân mà trổ nhụy khoe màu, cái tên được tiền nhân đặt cho gửi gắm sự mong cầu về một năm may mắn sung túc.
X

Notification