Du lịch tâm linh: Miếu bà Chúa Xứ Cồn Cát ấp Thành Long

05/03/2023 2120 0
Hãy cùng khám phá Miếu bà chúa Xứ Cồn Cát, một ngôi miếu 100 tuổi kỳ lạ nằm đầu cồn Cát trong chuyến hành trình du lịch về cồn Thành Long - Thành Thới A nhé!

Bên cạnh một màu xanh bảo phủ quanh cồn, trong một góc nhỏ nào đó ở cồn Thành Long vẫn còn tồn tại một ngôi miếu gần 100 năm tuổi. Đó chính là Miếu Bà Chúa xứ cồn Cát ấp Thành Long- địa điểm du lịch Mỏ Cày Nam tâm linh nổi tiếng thu hút đông đảo khách muôn phương ghé thăm.

1. Miếu bà Chúa Xứ Cồn Cát ở đâu?

Miếu bà Chúa xứ hay còn được gọi với nhiều tên khác như Miếu bà chúa xứ Cồn Thành Long,... Đây là một ngôi miếu nằm trên sông cồn Thành Long, thuộc xã Thành Thới A, Mỏ Cày Nam. Toàn bộ diện tích của miếu nằm trên một cồn đất nhỏ, rộng 500m2.

Ngôi miếu nằm ở cuối mõm cồn Cát trên sông, muốn tới đây du khách buộc phải đi đò. Nhìn từ xa, Miếu bà trông thật huyền bí và ấn tượng. Đó có lẽ là một trong những lý do khiến nơi đây trở thành điểm du lịch Cồn Thành Long độc đáo, được nhiều du khách ghé thăm.

Ảnh Cổng Miếu Bà chúa xứ Cồn Thành Long, xã Thành Thới A

2. Miếu bà Chúa xứ hình thành ra sao?

Miếu Bà chúa xứ được xây dựng mới sơ khai nơi đây nổi lên cồn cát, nay là ấp Thành Long, xã Thành Thới A, huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre. Năm 2014 trở về trước muốn đi đến Miếu phải đi qua đò ngang, đường đất lầy lội vào mùa mưa. Theo lời kể các vị cao niên kể lại xưa có người phụ nữ đến khai khẩn, lập miếu là bà Chánh Hiền và bà Cả Mười.

Chuyện kể rằng, có 2 chị em, thuộc gia đình địa chủ xuôi thuyền đến đây để khai khẩn rừng, giữa cồn được hai bà chia ranh và cấm một cây trụ đá xanh. Từ trụ đá về hướng Đông bà kêu người làm công của bà đào đất lên một gò đất cao. Rồi bà khấn nguyện dựng lên một ngôi Miếu nhỏ. Bên cạnh ngôi miếu, bà cho trồng một cây bàn gai.

Ảnh Miếu Bà chúa xứ Cồn Thành Long, xã Thành Thới A

Đến năm 1967 cây bàn cạnh Miếu bà lớn rất nhanh, khoảng 2 người ôm không hết. Cứ mỗi chiều về chim, cò, quạ về đây, trú ngụ rất nhiều và rất nhiều tổ ông bần trú ngụ.

Cho đến một ngày vào khoảng tháng 10/1967 âl có chủ trương cấp trên cử một tổ du kích khoản 5-6 người đến bắn 3 phát súng và cưa hạ cây bàn đem về đất liền đóng hàn chuẩn bị cho cuộc tổng tiến công Mậu Thân 1968; Cây bàn ngã xuống làm đổ ngôi Miếu, sau trận chiến người dân lấy cây bàn sửa sang dựng lại ngôi Miếu. Từ sau Mậu Thân giặc đưa lính về đóng đồn bót, cồn Chen cách Miếu khoảng 100m. Mặc dù giặc chiếm đóng, nhưng cứ mỗi lần đến ngày 17/3 âl gọi là lễ Hạ Điền và ngày 19/5 âl gọi là lễ Thượng Điền thì người dân đều đến dâng cúng. Năm 1988 đã bầu ra ban đại diện giữ Miếu. Đến vào khoản tháng 8/2016 âl có một chị tuổi trung niên hành nghề múa mâm cúng Miễu ở Trà Ôn Vĩnh Long đến ngôi miếu này và vận động mạnh thường quân trùng tu lại ngôi Miếu khang trang như hiện nay.

Ngày 16/4/2017 được Ủy ban nhân dân xã Thành Thới A ra Quyết định công nhận và cho phép hoạt động với tư cách là Ban quản lý Hội Miếu bà Chúa xứ ấp Thành Long ngày 16/4/2017 (nhằm vào ngày 20/3 năm Đinh Dậu lễ thỉnh tượng tại miếu bà chúa xứ ấp Thành Long).

3. Đường đi Miếu Bà Chúa xứ thế nào?

Cách đi đến Miếu bà chúa xứ cồn cát rất đơn giản, xuất phát từ chân cầu Cổ Chiên, du khách di chuyển xuống thuyền. Sau đó, đi 4 vòng cồn nhỏ đến cồn thứ 5 đó là đầu cồn Cát ghé thuyền cập bến. Từ đây, du khách bộ “con đường dừa” trải dài một trăm mét nữa là đến miếu.

Miếu Bà rất linh thiên nên khách du lịch đến cúng một lần rồi sẽ muốn trở lại lần sau, vì ai đến cúng rồi công việc làm ăn sẽ được thuận lợi, phát đạt, cứ thế nào truyền tai nhau đến khách thập phương ngày càng đông. Mỗi năm Miếu bà đón khách du lịch thập phương khoảng 2.000 - 3.000 lượt khách/năm, nơi đây rất linh thiêng. Đến đây khách còn có thể thả cá, chim,… phóng sinh cầu bình an, mưa thuận gió hòa,…và hơn nữa còn thưởng thức các món chay đặc sản xứ dừa như lẩu nấm mối, canh chua bần chay, củ hủ dừa xào chay; thưởng thức nước dừa xiêm mầu đỏ ngọt lịm xứ Cồn Thành Long.

Đây chính là cơ hội để du khách có thể chiêm ngưỡng cảnh sắc, nước non yên bình ngay giữa lòng sông Thành Long, êm ã sóng nước lăng tăng nhè nhẹ.

Thu Tuyền

(Nguồn cung cấp thông tin Miếu Bà Chúa Xứ Cồn Cát từ chú Lê Văn Hoanh, ấp Thành Long, xã Thành Thới A)

Related Post

Sample Plan

X

Notification